tỉnh hẳn lên trong những bộ trang phục đẹp nhất. Giờ đây, dẫu Đào Hoa công tử có lăn đùng ra chết họ cũng không cần. Gã đa mang quá nhiều vợ nên không được các nàng yêu mến cũng là lẽ thường. Tiểu Toàn ngồi cạnh huynh trưởng nghiêm trang giữ lễ, chẳng dám thất thố. Song, Du Hoạch Lạc vui vẻ mời rượu, ôm vai bá cổ gã rất thân mật, và luôn miệng hỏi han cũng như dặn dò phải sống nhân ái với hàng ngàn hộ tá điền đang mướn ruộng của Du gia trang. Du nhị công tử bắt đầu mạnh dạn, cùng bào huynh đàm đạo rất tương đắc. Lúc ngà say gã còn đem cả sở trường thi phú ra khoe tài. Lạ thay, Du Hoạch Lạc cũng hồ hởi ngâm vịnh, xuất khẩu thành thi, khiến cả nhà ngơ ngác. Các mỹ nhân trố mắt nhìn, tự hỏi đây có phải là người chồng ác độc, thô lỗ của mình hay không? Đêm xuống, tiệc tan, Dao Quang trở về phòng riêng, cởi áo lên giường. Đêm cuối hạ trời oi bức, chàng chẳng bao giờ mặc áo cả. Bỗng cửa phòng hé mở và có đến ba mỹ nhân áo ngủ mỏng manh lách vào. Họ là ba người thiếp trẻ đẹp nhất của Đào Hoa công tử. Dao Quang chưa biết phải đối phó ra sao thì họ đã thoát y, khoe tấm thân ngồn ngộn sức sống, rồi ào lên giường . Du Hoạch Lạc lâm bệnh đã ba tháng nay nên các nàng thiếu phụ này đều khao khát ái ân. Dao Quang kinh hãi nói nhỏ:
- Ta vừa mới khỏi bệnh, sức lực đâu mà bồi tiếp các nàng?
Nhưng ba con hổ cái động tình vẫn không chịu buông tha. quấn chặt lấy Dao Quang mà vuốt ve, mơn trớn . Chàng đẩy ra thì tay lại chạm nhẹ vào da thịt nóng hổi của họ. Khổ thay Dao Quang cũng xa vợ đã lâu nên dục tình rất vượng , chẳng mấy chốc đã bị quyến rũ bởi mùi u hương nồng nàn, và những đường cong tuyệt mỹ. Ngày xưa. Liễu Hạ Huệ đặt nữ nhân ngồi vào lòng mà vẫn giữ được lễ, nên nổi danh quân tử. Nhưng nếu lúc ấy họ Liễu và mỹ nhân kia đều khỏa thân thì chắc gì danh tiết đã vẹn toàn? Ba nàng thiếu phụ mừng rỡ cười khúc khích khi thấy trượng phu đã đáp ứng. Nhưng bất ngờ, cánh buồm bỗng rũ riệt như thiếu gió và Du Hoạch Lạc nhắm mắt, xuôi tay, tắt thở. Ba mỹ nhân sờ mũi, nghe tim, biết họ Du đã đoạn khí, vội ôm quần áo lén lút chuồn về phòng để tránh tội sát nhân . Thì ra Dao Quang đã trấn áp được lửa dục, niệm chú xuất hồn khiến các bà vợ phải một phen khiếp . Trời vừa mờ sáng, Du lão thái đã sai nô tỳ đến đánh thức con trai dậy dùng điểm tâm để lên đường. Đương nhiên cả nhà đều có mặt đông đủ. Ba nàng thiếp đêm qua lén nhìn Du Hoạch Lạc bằng ánh mắt sợ hãi, hoang mang. Ăn xong, Dao Quang từ tạ mọi người, xuất trang lên hướng tây bắc. Chàng thay đổi lộ trình vì đêm qua nằm mộng thấy Lư Sơn Tiên ông hiện về, bảo mình phải đi ngay đến núi Thanh Thành. Mấy ngày sau, Dao Quang đã có mặt ở trấn Đức Nhuận, dưới chân phía nam núi Thanh Thành. Và ở bên kia núi là trấn Phú Nhuận. Hai cái tên này xuất phát từ một câu nói của Tăng tử, học trò Khổng tử, "phú nhuận ốc đức nhuận thân . . . " Nghĩa là "sự giàu có hiển hiện ra ở cửa, đức độ hiện ra ở người . . . " Có đức thì khó mà giàu được, do đó, dân ở trấn Đức Nhuận này rất nghèo. Bách tính cơ hàn thì nhà cửa trong trấn cũng giản dị, tiêu điều. Núi Thanh Thành tuy có dáng đẹp nhưng không có tên trong Ngũ Nhạc hay Tứ Đại Phật Sơn, Hoàng sơn hay Võ Di sơn, nên lượng du khách đến thăm cũng ít. Đấy cũng là một trong những yếu tố khiến trấn Đức Nhuận thêm nghèo và vắng vẻ. Nhưng hôm nay, sơn trấn này lại tấp nập khách vãng lai, tổng cộng có đến năm trăm người, đại đa số là hào kiệt võ lâm. Họ đến đây không phải để thưởng ngoạn cảnh đẹp núi Thanh Thành mà chính là vì lễ thành hôn của Thường Trung Chân con trai của Đạo Hạnh chân nhân Phái Thanh Thành phát nguyên từ chân Đại Đạo phái, do Lưu Đức Nhân sáng lập vào đầu triều Kim. Tuy cũng là đạo giáo nhưng phái này không nói đến chuyện thành tiên hay trường sinh bất lão, chỉ dạy người ta phải trung hiếu, thanh liêm, từ bỏ ham muốn, nhẫn nại và nhân ái. Do vậy, đạo sĩ phái Thanh Thành cũng có vợ con như đồng đạo Thiên Sư giáo ở Long Hổ Sơn. Dù thế lực không sánh bằng các phái bạch đạo khác nhưng phái Thanh Thành cũng đã đóng góp rất nhiều công sức cho tòa nhà võ lâm, được giang hồ tôn trọng, nay Đạo Hạnh chân nhân cưới dâu, tất nhiên khách được mời đều hoan hỉ đến chung vui. Đệ tử tục gia của Thanh Thành nghe tin cũng tự động kéo về, chẳng cần có thiệp mời. Vì vậy, trấn Đức Nhuận được một phen náo nhiệt. Dao Quang đến nơi vào lúc đầu giờ mùi, vào tửu quán lớn nhất mà dùng cơm. Trong quán có khá nhiều hảo hán giang hồ, họ đã lỡ bữa nên phải vào đây ăn trưa rồi mới lên núi, để sáng mai dự tiệc cưới. Ngày xưa. do đường xá ngăn sông cách núi, phương tiện đi lại duy nhất là ngựa và thuyền, cho nên khách đi ăn