An Lâm có lẽ là anh, nên rất ngoan và lành. Khi đói anh không bao giờ khóc. Còn Nam Lâm thì ngược lại, rất hay quấy nhiễu, có những hôm anh khóc cả một đêm khiến bố bị hàng xóm trách mắng.
Bà Hoa và ông Phùng gặp nhau trong cảnh hai người cùng nhường nhau hộp sữa bột. Lúc đó, bà Hoa cũng có con nhỏ, đó là Trúc Diệp. Và bà cũng đang chịu cảnh ở góa khi chồng bị tai nạn và chết. Họ là những con người có cùng cảnh ngộ và cần có người để dốc bầu tâm sự. Đó chính là hạt mầm cho một gia đình của hai người sau này.
Cả nhà đều đông đủ. Ngay cả Nam Lâm trước kia, khi về nhà hay lấy cớ có bạn rồi đi mất hút thì nay anh cũng ngoan ngoãn ở nhà để làm dỗ mẹ. Hôm nay, Nam Lâm rất hiền. Có vẻ như ai cũng thế, dù cho họ có ngang bướng và ngỗ ngược đến cỡ nào thì khi đứng trước mẹ đều trở nên hiền hòa như một dòng nước chảy vào thu.
Ngày hôm nay. Tất cả như bận rộn hẳn lên, mỗi người một việc. Trúc Diệp thì giúp mẹ chuẩn bị cơm cúng, An Lâm thì dọn nhà, Nam Lâm và bố quét dọn rồi trang trí lại bàn thờ.
Khi đã xong việc ở chỗ mẹ. Trúc Diệp nhanh chóng chạy ra chỗ An Lâm. Cô nhìn anh rồi cầm lấy chiếc giẻ và lau giúp anh ô cửa sổ bị bụi bặm che lấp. Trúc Diệp mỉm cười:
- Anh An Lâm, công việc bên đó làm có tốt không?
An Lâm tay vẫn quét nhà, anh làm vẻ suy nghĩ rồi trả lời một cách hóm hỉnh:
- Không tốt lắm. Khoa tim mạch mà em, ngày nào anh cũng sống trong cảnh sợ hãi, sợ sẽ chẩn đoán sai cho người khác.
Trúc Diệp phì cười:
- Anh giỏi như thế, sao có thể chẩn đoán sai được.
- Tài giỏi và nhầm lẫn là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau em ạ!.
Trúc Diệp định hỏi tiếp nhưng lại lưỡng lự hồi lâu. Cô không biết mình hỏi như thế để làm gì, nhưng cuối cùng cô vẫn hỏi:
- Vậy anh đã tìm cho mình được một cô y tá nào chưa?
- Nếu thêm một cô y tá nữa thì em rằng anh sẽ chẩn đoán sai mất.
Trúc Diệp chợt thở phào nhẹ nhõm sau câu trả lời này. Vậy là anh ấy vẫn chưa có người yêu. Cô không mong mình sẽ trở thành người yêu của anh ấy, cũng không mòng là người được anh ấy yêu thương và đáp lại. Cô chỉ mong anh ấy cứ là anh ấy của giờ đây là được rồi. Một người anh trai hoặc có thể hơn một tí, anh ấy vẫn quan tâm cô theo cách riêng của anh ấy. Khiến cô thấy ấm áp và bình yên.
- Anh An Lâm! Bố gọi anh đấy.
Đúng lúc ấy thì Nam Lâm đi vào gọi An Lâm.
An Lâm mỉm cười rồi đưa chiếc chổi trong tay mình cho Nam Lâm và nói:
- Em làm nốt giúp anh nhé?
Nam Lâm nhún vai:
- Được.
Khi An Lâm đi mất. Trong lòng Trúc diệp lại giấy lên sự bấy an. Giờ đây cô và Nam Lâm đang ở gần nhau. Ai biết là anh ấy lại định giở trò gì chứ? Nghĩ thế, Trúc Diệp liền quay người ra phía cửa sổ và lau nhanh. Cô chỉ mong công việc của mình sớm được hoàn thành để cô không phải đứng trong đây cùng Nam Lâm nữa.
- Em lau cho sạch vào.
Trúc Diệp nghe Nam Lâm nói vậy thì tối sầm mặt mày rồi đi đến chỗ Nam Lâm. Cô vứt mạnh chiếc giẻ vào người anh và hất hàm nói:
- Đây này, anh làm được thì làm đi. Em chỉ làm được như vậy thôi.
Trúc Diệp cũng không hiểu sao mình lại tức giận như vậy. Chỉ biết rằng nếu nhìn thấy Nam Lâm, cứ nghe giọng nói của anh… là cô lại không thể kiềm chế nổi bản thân của mình. Cô ghét anh như vậy đấy.
Nam Lâm đang quét nhà vội ngẩng đầu lên nhìn Trúc Diệp. Sự tức giận vô cớ của cô ấy lại bắt đầu rồi. Dường như đứng trước anh bao giờ Trúc Diệp cũng như vậy. Nam Lâm cúi xuống nhặt chiếc giẻ rồi đưa cho Trúc Diệp. Anh thở dài nói:
- Sao lại nổi khùng lên như vậy rồi?
Trúc Diệp lườm Nam Lâm một cái rồi giật lấy chiếc giẻ trong tay anh và tiếp tục công việc đang dang dở của mình.
Trúc Diệp nhớ nơi này năm xưa, đã cùng Nam Lâm làm búp bê cầu nắng. Lúc đó, anh dễ thương hơn nhiều. Anh đã soi đèn pin chô cô khi mất điện. Chịu ở nhà khi cô nói cô sợ sấm. Hình ảnh ấy vẫn như hiện hữu ở đây. Và bây giờ tất cả đã thay đổi. Không ai biết trước được sẽ còn chuyện gì xảy ra nữa. Chỉ biết rằng cô và anh lúc này đã có một tảng đá l