Có được một người yêu cô sâu sắc và có một người mà cô yêu trọn đời, cô đều muốn ghi sâu trong lòng.
[44]: kinh đào hãi lãng: sóng to gió lớn
[45]: thương dăng bất đinh vô phùng đích đản: con ruồi không đốt người, vỏ trứng không kẽ hở
[46]: là hai câu thơ trong bài “Biệt phú” nổi tiếng của Giang Yêm, tiếc là mình chưa tìm được, nên sẽ bổ sung sau TT_TT
[47]: William Butlet Yeats sinh năm 1865 ở Ái Nhĩ Lan, , thuộc vào nhóm dân Anglo-Irish (hay còn gọi là West Britons).
Năm 1868 thì gia đình dọn về Luân đôn, sau đó trở về Dublin, Ái Nhĩ Lan một thời gian cho đến năm 1887 thì lại sang Luân đôn.
Ông nhận được giải thưởng văn chương Nobel vào năm 1923.
Thời gian ở Luân đôn ông tích cực tham gia phong trào “Phục hưng Ái Nhĩ Lan” với nguyện vọng phục hồi văn hóa xã hội Gaelic (Irish). Và cũng trong thời gian này ông quen biết Maud Gonne, một người phụ nữ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan.
Năm 1904, ông thành công trong việc phối hợp thành lập Nhà hát Abbas. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan -4 có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ông.
Thơ Yeats, với nhiều sắc thái dân tộc Ái nhĩ Lan, là một trộn lẫn giữa biểu tượng và lãng mạn vào thời điểm đó. Thơ Yeats cũng mang khuynh hướng đào sâu trí tuệ. Sự thấu triệt thơ ông cần có một trình độ hiểu biết về lịch sử, văn chương, và xã hội.
Đây chỉ là một bài thơ trong ít nhất là 26 bài thơ mà Yeats đã viết cho Maud. Sau hai lần ngỏ lời cầu hôn Maud (năm 1891), là những lần kế tiếp 1899, 1900, 1901, 1903, nhưng ông luôn luôn bị Maud từ chối. Và cho đến năm 1916 khi Yeats 51 tuổi, ông lại ngỏ lời muốn lấy cô con gái 21 tuổi của Maud với người chồng đầu tiên, nhưng cũng không thành. Câu chuyện tình của Yeats với Maud có ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời của ông từ khi còn trai trẻ đến tuổi trung niên, nhưng Yeats luôn luôn chứng tỏ tình yêu của Maud không hề làm suy giảm sư hăng say của ông trên con đường phụng sự văn hóa, chính trị, và xã hội.
Ninh Phi rời đi, Vệ Khanh là người vui mừng nhất, thiếu chút nữa đã đốt pháo ăn mừng. Đầu tiên là xử lý mấy bó hoa. Chu Dạ đi học về, hỏi: “Ủa, hoa trên bàn đâu rồi anh?” Vệ Khanh cũng không ngẩng đầu lên nói: “Bị héo hết rồi, đương nhiên phải ném đi!” Chu Dạ kêu ầm lên: “Héo là héo thế nào, buổi sáng khi em đi vẫn còn tươi lắm mà.” Vệ Khanh lười nhác nói: “Dù sao cũng sẽ héo, sớm hay muộn vài ngày có sao đâu!”
Chu Dạ biết hắn vẫn ôm hận mấy bó hoa này, nên không tranh cãi với hắn, chỉ hỏi: “Nhiều hoa như vậy, anh để đâu rồi?” Vệ Khanh chỉ chỉ một tiếc túi bóng đen to ở cửa. Cô mở ra nhìn, đâu còn hình dáng bó hoa nữa, tất cả bị vo lại một đống ném vào trong, mấy cánh hoa bị nghiền nát lả tả, chỉ còn lưu lại mùi hương như cũ. Nhớ tới chủ nhân của chúng, không hiểu sao lại có chút bùi ngùi. Chọn một cành Lưu ly còn nguyên vẹn, và bài thơ của Yeats mà Ninh Phi gửi cho vào trong một quyển vở, kẹp vào trên giá sách.
Một đoạn tình cảm như vậy, chỉ có thể để nó được bụi bao phủ, theo thời gian, chậm rãi qua đi.
Vệ Khanh thấy cô buồn bã, biết dù cô không nói gì, nhưng vẫn sẽ tức giận chuyện bó hoa, vì thế chọc chọc, hôn môi cô nói: “Được rồi, được rồi, từ nay về sau, mỗi ngày anh đều tặng em hoa được không?” Cô bĩu môi nói: “Em cần nhiều hoa như vậy làm gì, không thể nấu thành cơm ăn.” Vệ Khanh dỗ cô vui vẻ: “Hôm nay không cần nấu cơm, chúng ta về nhà ăn cơm chực đi!” Gọi điện thoại cho Vệ mẫu, nói muốn về nhà ăn cơm. Chu Dạ nghĩ có thể ăn đồ ăn Vệ mẫu làm, tâm tình vui lên một chút.