trì cảm thấy câu hỏi đụng chạm đến lĩnh vực quá riêng tư của diễn giả, sẽ khiến diễn giả khó xử, vội đứng lên nói chữa:
- Các bạn không nên đưa ra các câu hỏi quá ư nhạy cảm.
Câu nói không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Có ai đó cười nhạt. Rõ ràng họ hi vọng thái độ khác của người chủ trì.
Người trợ lí đứng bên cạnh nói gì đó với Ưng Quân, anh giơ tay ra hiệu cho người chủ trì:
- Không sao, tôi chỉ đột nhiên nghĩ đến người vợ của tôi, đã khá lâu rồi tôi không gặp cô ây.
Tiếng bàn tán bên dưới lại nổi lên, Ưng Quân hiểu, anh nói rành rọt:
- Đương nhiên tôi đã kết hôn. Dù sao cũng rất cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Người đông như vậy nhưng có lẽ chỉ có một mình Mặc Sênh hiểu ý nghĩa thực sự của câu trả lời của diễn giả.
Đã kết hôn!
Mặc Sênh cũng nói với Dĩ Thâm như vậy.
Đã kết hôn, nhưng chỉ trên danh nghĩa.
Hình ảnh cuối cùng trên màn hình là cảnh Ưng Quân bị sinh viên vây kín. Sau đó chuyển sang chiếu phim tư liệu lịch sử về một trăm năm của trường.
Những người tụ tập bên ngoài hội trưởng dần dần giải tán, Mặc Sênh theo chân mọi người rời khỏi vị trí. Bỗng nhiên chị nhớ lại cảnh tượng lúc chị rời nước Mỹ, cảnh Ưng Quân đưa chị ra sân bay, lời nói cuối cùng của anh lúc tiễn chị vào phòng cách ly:
- Nếu em không trở lại nước Mỹ, chúng ta tạm thời không liên hệ với nhau.
Nếu…
Nếu không xảy ra nhiều chuyện như vậy.
Ngực nặng trĩu, đầu choáng váng, bước chân chơi vơi, Mặc Sênh không biết mình đang ở chỗ nào.
Trong ánh nắng yếu ớt của một chiều cuối đông, những gì bị chôn vùi bao lâu bỗng dưng trỗi dậy do sự xuất hiện của Ưng Quân, từng cảnh, từng cảnh như cơn ác mộng. Mới đặt chân lên đất Mỹ, tất cả đều lạ lẫm, ngôn ngữ không thạo thường bị chế nhạo, nhưng vẫn phải quen, hai tháng sau xem báo biết tin về tội lỗi và cái chết của cha khiến Mặc Sênh hoàn toàn suy sụp.
Tình cảnh lúc đó giống như tấm lưới bủa vây không sao thoát ra được, vô cùng tuyệt vọng.
“Hai con hổ, hai con hổ, chạy rất nhanh… chạy rất nhanh…”
Bài hát Hai con hổ phát ra từ điện thoại của di động đưa Mặc Sênh trở về thực tại.
Bản nhạc của bài hát dành cho trẻ em này Mặc Sênh đã chọn đưa vào điện thoại di động của Dĩ Thâm khi anh bận rộn công việc còn chị chơi trò chơi với cái máy điện thoại của anh. Khi có tiếng nhạc Dĩ Thâm hơi cau mày nhưng vẫn để nguyên.
Nhạc chuông vang lên lần thứ hai Mặ
c Sênh mới nghe máy.
- Mặc Sênh
Trong máy là giọng nói trầm ấm quen thuộc của Dĩ Thâm, không hiểu tại sao Mặc Sênh cảm thấy xúc động, như có luồng gió ấm thổi vào làm cho thế giới của chị trở nên an toàn bình yên. Mắt chị mờ đi.
- Dĩ Thâm, em rất nhớ anh…
Mặc Sênh tưởng nghe thấy mình nói, hoặc là, hoặc là con người khác của mình, con người nơi đất khách đang nói với Dĩ Thâm.
- Em nhớ anh! Dĩ Thâm, anh biết không? Em từng đứng một mình trên con phố xa lạ ở một đất nước xa lạ, những con người với màu da khác lạ lướt qua trước mắt, ngay một dáng người giống anh cũng không nhìn thấy. Bây giờ cuối cùng đã có thể nói với anh, em rất nhớ anh… – Giọt nước mắt không kìm chế được lăn trên má.
Điện thoại đột nhiên lắng lại.
Chỉ có hơi thở…, và tiếng còi xe xa xăm.
Sau đó là giọng nói ồm ồm của Viêm:
- Dĩ Thâm, đi đứng kiểu gì vậy, sao lại đứng giữa đường!
Dĩ Thâm giật mình, sực tỉnh:
- Biết rồi…
Chàng luật sư ngập ngừng một lúc hỏi:
- Em đang ở đâu?
Mặc Sênh nhìn xung quanh:
- Em không biết
Sau khi buổi diễn thuyết kết thúc, chị đi theo dòng người ra đường lớn, quả là không biết mình đang ở đâu.
- Lạc đường ư? Hèn nào – Tiếng Dĩ Thâm khàn đặc – Thôi được rồi, em đến khách sạn Tân Giang đối diện cổng phía bắc của trường, bọn anh đợi em ở cổng khách sạn.
Khách sạn Tân Giang.
Mấy cái bàn Viêm đặt trước không hiểu tại sao bị người khác chiếm mất, chủ khách sạn rối rít xin lỗi, hứa lập tức sẽ bố trí chỗ ngồi, cả hội cũng chẳng mấy quan tâm, họ nhanh chóng tìm thấy mấy cái ghế trống ngồi tán chuyện và đợi.
Ngoài Tố Mẫn còn có thêm mấy người bạn quen. Ra trường mỗi người đi mỗi nơi bao nhiêu năm mới gặp lại không thiếu chuyện để nói.
Tố Mẫn nhân cơ hội gọi cô giáo trẻ mới về khoa giới thiệu cho