Tải ngay UCWEB 9.6 HACK SPEED tiết kiệm 98% phí GPRS và tăng tốc độ load trang gấp 10 lần !
›Chuồn Thẳng
Có lần Balzac đang nằm thức trên giường, ông nhìn thấy một người đàn ông đang đi vào phòng mình một cách thận trọng và cố cậy khóa bàn làm việc của ông. Thằng đểu cáng không lúng túng tí nào khi nghe thấy tiếng cười to của chủ căn hộ mà hắn cho là đã ngủ. Tên ăn trộm hỏi:
- Sao ông lại cười hả?
Balzac nói:
- Tôi cười, anh bạn yêu quý ơi, vì tôi nghĩ sao anh lại cố công và chịu rủi ro hy vọng tìm ra tiền lúc ban đêm ở chiếc bàn mà người chủ hợp pháp của nó chưa hề thấy tiền vào lúc ban ngày bao giờ!
Tên trộm chuồn thẳng.
›Hiểu Y
Trong giờ dạy, thầy giáo nói về đặc tính của kim loại cho học trò nghe:
- Các em! Bây giờ tôi sẽ thả đồng tiền vàng này và acid. Các em hãy cho biết, theo ý các em nó có bị hỏng không?
- Không ạ!! Một cậu trả lời dứt khoát.
- Vì sao?
- Nếu nó bị hỏng chắc là thầy đã không thả nó vào!
›Bác sĩ của những ông chồng
Với cô hàng xóm thì hứng thú có sẵn
Một ông than phiền với bác sĩ:
- Dạo này tôi chán lắm, chẳng có hứng thú gì với
vợ.
- Ông uống liều thuốc này, sau ba ngày sẽ công
hiệu.
- Thế nhỡ vợ tôi đi vắng thì làm sao biết được
tác dụng của thuốc?
- Nếu vậy, ông có thể nhờ cô hàng xóm cho
thử.
- Đừng có bịp tôi, cô ta mà đồng ý thì tôi cần
quái gì thuốc của ông!
***
Mới bị "xích" tháng
trước
Một anh chàng đến khám ở khoa thần kinh:
- Thưa bác sĩ, tôi luôn có cảm tưởng mình là một
con chó bị xích.
- Triệu chứng này xảy ra từ bao giờ?
- Dạ, đúng một tháng nay rồi ạ.
- Rõ cả rồi, vậy là anh mới lấy vợ tháng trước,
đúng không?
***
Có thể cưới hai "cái ruột
thừa"
- Alô, tôi là B đây! Mời bác sĩ đến ngay cùng một xe cấp cứu, vợ
tôi đang đau ruột thừa.
- Ồ, ông B đấy ư? Tôi mới cắt ruột thừa cho bà
nhà cách đây một tuần mà! Ông đã thấy ai có đến hai cái ruột thừa
chưa?
- Không có ai, nhưng ngài chưa bao giờ thấy đàn
ông có hai vợ ư?
›Người Mê Tín
Một người đi xin việc, sau khi trả lời cuộc phỏng vấn của ông Trưởng phòng tổ chức, ngập ngừng nói thêm:
- Có lẽ tôi phải thú thật ông một điều. Thưa ông! Tôi có hơi mê tín một chút.
- Không sao- Ông trưởng phòng tổ chức trả lời- Chúng tôi sẽ không tính lương tháng thứ mười ba cho cô đâu.
›Vô Ích
Trong một bệnh viện tâm thần dành cho phụ nữ nằm sâu trong vùng rừng Taiga, có hai nữ bệnh nhân đang ngồi bên đống phân gấu trắng. Một cô hỏi bạn:
- Này, Vêra, tớ đố cậu ăn hết một thìa phân gấu này đấy.
- Cuộc cái gì?
- 10 rúp.
- Sẵn sàng ngay!! Vêra cầm thìa rồi xúc một thìa phân cho vào miệng ăn ngon lành.
- Mười rúp đâu, đưa đây?
Lêna đưa cho Vêra mười rúp. Cầm tiền xong, Vêra lại quay sang Lêna:
- Tớ cũng đố cậu ăn hết một thìa phân này đấy!
- Mất gì?! Cũng 10 rúp.
- Chả nhẽ tớ lại thua cậu hay sao?! Lêna cầm thìa xúc phân ăn hết suất của mình rồi nói:
- Đưa 10 rúp đây!
Một lát sau, hai cô nói với nhau:
- Ôồ, chả nhẽ chúng mình ăn phân gấu một cách vô ích hay sao?
›HÔN NHÂN TÂN THỜI
Lan mới ở tuổi ô mai và còn ngây thơ lắm. Một hôm bé theo mẹ đi lễ cưới. Sau nghi thức hôn phối, cô dâu chú dễ hôn nhau ngay trong nhà thờ trước mặt mọi người. Lan thắc mắc hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hôn nhau bằng môi trong nhà thờ có nghĩa gì hả mẹ?
Bà mẹ đỏ mặt trả lời cho qua:
- Thì là... cô dâu chú dễ hứa không cãi nhau nữa.
Lan đưa tay bịt miệng:
- Chết dzồi, anh Tân hôn con hoài mà con và anh ấy vẫn cứ cãi nhau.
Mẹ của bé: Hả???!!!...
›Bộ Lạc An Thịt Người
Một con thuyền nhỏ chở dân châu Aá trôi dạt vào hòn đảo của bộ lạc ăn thịt người.
Lát sau viên tù trưởng hỏi đầu bếp: "Tối nay ăn gì?"
Đầu bếp kính cẩn trả lời: "Cơm tây ạ!"
Tù trưởng: "Sao? Cơm tây à?"
Đầu bếp: "Dạ cái thứ vàng vàng nấu lên rồi chấm với bánh mì đấy ạ!"
Tù trưởng: "Chà, ra là cà ri!"
›Phú Ông Khám Rể
Vợ chồng Phú ông kia có được bốn người con gái : đứa đầu lòng năm ấy tuổi đúng hăm hai, đứa thứ hai tuổi tròn hai mươi, đứa gái thứ ba tuổi tròn mười tám, và đứa gái út tuổi tròn mười sáu. Cả bốn cô gái, cô nào cũng có một sắc đẹp mặn mà dễ coi.
Trông các cô đã xinh xắn rồi lại sinh vào một gia đình giàu có, vì vậy đã khiến cho các chàng trai trẻ trong vùng vẫn thường ngấp ghéà Song, hễ có nơi nào dạm hỏi một trong bốn cô, thì Phú ông lại trả lời rằng :
- Con gái lớn lên thì tôi cũng mong chọn xong nơi chốn để gả phứt nó đi cho rồi, nhưng ý tôi lại muốn gả luôn một lượt bốn đứa chớ gả riêng rẽ thì không bao giờà Vậy ông bà có muốn hỏi vợ cho con, xin hãy vui lòng kiếm thêm ba họ nhà trai nữa, rồi dẫn con đến nhà tôi một lượt để cho tôi coi lại kỹ càng cái đã, và chừng ấy tôi mới trả lời dứt khoát cho ông bà được. Vả chăng, tôi cũng cần cho ông bà biết thêm rằng, tôi không đòi hỏi điều chi quá đáng và cũng không quản giàu nghèo, miễn tôi coi "được" theo sự lựa chọn riêng của tôi thì tôi sẽ bằng lòng gả ngay. Song có điều mà ông bà cần lưu ý là tuổi tác các con trai ông bà phải cùng một tuổi với đứa con gái của tôi mới được.
Thế rồi vào một ngày nọ, có bốn họ nhà trai cùng nhau dẫn con đến ra mắt vợ chồng Phú ông. Và sau khi niềm nở tiếp đón họ nhà trai, Phú ông lại vui vẻ nói rằng :
- Thôi, các ông bà hãy ngồi uống nước với nhà tôi, để tôi xin phép vào trong đặng bắt đầu coi lại mấy chú rể này cái đã !
Dứt lời Phú ông quay lưng bước vội vào buồng trước sự ngạc nhiên của cả bốn họ nhà trai. Họ lấy làm lạ cũng phải, bởi vì xưa nay theo thói thường mỗi khi chọn rể, người ta chỉ cần coi qua mặt mày, hình dáng mà thôi. Nhưng sao Phú ông lại bảo là "vào trong coi lại" trong lúc bốn đứa trai của họ đang đứng sờ sờ trước mặt ông ta tự nãy giờ ?
Tuy trong lòng thắc mắc, song họ thấy không tiện mở lời và chỉ biết nhìn nhau ngơ ngác. Ngay khi ấy, bỗng họ nghe tiếng Phú ông từ trong buồng sang sảng vọng ra :
- Thằng hăm hai tuổi, bước mau vô đây, mày !
Phú ông vừa dứt lời thì anh chàng hăm hai tuổi khép nép bước vào. Nhưng Phú ông lại ngồi trầm ngâm và lẩm bẩm một mình :
- "Nó muốn cưới đứa con gái đầu lòng tức là đứa con trước hết của mình, vậy thì mình chỉ cần coi kỹ cái đầu của nó là được rồi, bởi thân thể người ta khởi từ cái đầu là trước hết".
- Đưa đầu đây coi, mầy !! Phú ông bảo.
Anh chàng vừa cúi đầu xuống là Phú ông chụp lấy ngay và ngồi mân mê một hồi rất lâu, đoạn ông ta gật đầu tỏ vẻ ưng ý.
- Ưừ ! Tốt lắm đó. Cái đầu mày cũng trơn tru, chắc không đến đỗi mọc sừng bất tử đâu mà lo. Thôi, bước ra ngoài, mày !
Và tiếng Phú ông lại oang oang vọng ra :
- Đến lượt thằng hai mươi tuổi, bước mau vô đây, mày !
Anh chàng hai mươi tuổi len lét bước vào. Sắc mặt Phú ông trở lại trầm ngâm như lúc đầu và đôi môi bắt đầu cử động :
- "Kế đầu là mắtà Æ ờ, ờà Thằng kế này thì mình chỉ cần coi lại hai con mắt của nó là đủ rồi".
- Đưa mắt đây coi, mày !! Phú ông hất hàm bảo thế.
Anh chàng vừa cúi mặt xuống đã bị Phú ông quàng nhanh tay trái vào cổ, còn tay kia ông ta lại vạch to ra từng con mắt một cách cẩn thận khiến nó đau điếng giật nẩy người lên. Thấy thế, Phú ông vụt cười khúc khích :
- Nè, nè ! Ta nói cho mày biết. Coi thế mà con mắt nó quan hệ lắm đó. Bởi nó có "ăn tiền" hay không còn là do ở cái chỗà khi tắt đầu rồi đó nghen mày. Ưừ. Đôi mắt của mày coi cũng trong trẻo, cho dẫu có tắt đèn rồi thì mày cũng thấy đường màà Thôi, bước ra ngay, mày !
Lại có tiếng Phú ông gọi ầm cả lên :
- Đến phiên thằng mười tám tuổi, bước vô đây mau, mày !
Anh chàng mười tám tuổi rón rén bước vào. Phú ông cũng lại thầm thì một mình : "Con thứ nhất thì đầu, con thứ hai thì mắt, bây giờ đến con thứ ba thì à mũi ? Đúng rồi ! Mình chỉ cần coi cái mũi của nó cho thật kỹ thôi".
Lập tức ông ta bóp mạnh vào mũi nó, lắc qua, lắc lại luôn tay, khiến nó nghẹt thở nên hả họng rít phì phì. Một lúc sau, Phú ông gật gù phì cười :
- Hí, hí ! Ta đã bóp mạnh như thế mà nó không ra nước, như thế cái mũi này vẫn còn "thính" lắm đó. Nhưng nè, có "thính" thì cũng phải biết lựa chỗ mà "thính" chớ không phải đụng đâu ngửi đó nghe mày. Thôi bước ra ngoài mày.
Và tiếng Phú ông lại tiếp tục vọng ra :
- Thằng mười sáu tuổi đâu rồi, bước vô đây mau mày !
Anh chàng mười sáu tuổi rụt rè bước vào. Phú ông vẫn ngồi cúi gầm mặt, tính nhẩm :
- "Đầu rồi, mắt rồi, mũi rồi, bây giờ thì tới miệng ? Ưừ. Mình chỉ cần coi lại cái miệng của nó thôi".
- Há lớn miệng ra, mày ! - Phú ông trợn mắt bảo thế.
Anh chàng vội há ra toang hoác, nhưng không nghe thấy Phú ông bảo thêm gì nữa, thành ra nó không dám ngậm lại, cứ đứng há miệng ra đó mãi. Là bởi, Phú ông chợt nhớ đến một điều nên ông ta đang bận "làm toán cộng, trừ".
Phú ông tỏ ra lúng túng, vụt ngước mắt nhìn vẩn vơ, bất chợt thấy anh chàng vẫn còn đang há miệng y như tượng gỗ, ông ta vụt trợn mắt cằn nhằn :
- Âấy trời ! Ta đang tính toán muốn bể cái đầu ra đây, mà mày còn đứng đó há miệng ra cười cho được à ? Ngậm miệng lại mau mày.
Nói đoạn, ông ta đi tới, đi lui một hồi rồi bèn ngồi phịch trở xuống ghế và mồm lép nhép :
- Thôi được, cái miệng như vậy cũng tốt.
Lúc bấy giờ Phú ông vui mừng ra mặt vì đã chọn xong bốn thằng rể quý. Ông ta bước vội ra ngoài và vui vẻ nói với bốn họ nhà trai rằng :
- Tôi xin nhận lới gả bốn đứa con gái cho bốn đứa cháu trai của các ông bà, song có điều là trong năm nay không có ngày nàokhá tốt để có thể làm lễ cưới hỏi được cả. Vậy tôi xin các ông bà vui lòng đình sang năm tới rồi hãy lo bề cưới hỏi cho chúng.
Đoạn Phú ông nói với bốn chàng rể tương lai rằng :
- Còn bốn đứa đây, kể từ giờ phút này, ta coi như là con rể trong nhà. Hễ lúc nào rảnh rang, anh em bây cứ tự tiện đến đây chuyện trò cùng ta cho vui.
Thế rồià. năm hết tết đến.
Và tết năm ấy, dĩ nhiên là bốn chàng rể bắt buộc phải đến mừng tuổi ông bà nhạc vào sáng sớm mùng một.
Nhưng chao ôi ! Thật là xui xẻo cho bốn anh chàng ấy làm sao.
Là bởi, đột nhiên ngay từ tối ba mươi tết, cả bốn anh chàng đều bị nhuốm bệnh. Anh chàng thứ nhất sau khi rước ông bà chẳng biết nó ăn nhằm món chi mà bỗng nhiên trên đầu lại nổi lên nhiều mụt đo đỏ và ngứa ngáy vô cùng.
Anh chàng thứ hai mải mê đốt pháo rồi sơ ý làm sao mà lại để cho thuốc pháo xì vào mặt, khiến đôi mắt đỏ ngầu, đau xôn và nước mắt trào ra không ngớt.
Anh chàng thứ ba thì giữa khuya ba muơi, rạng mùng một tết vì mải lơ đi "bẻ lộc" nên nhiễm phong sương mắc chứng bệnh cảm hàn, khiến tiếng nói hơi khản và nước mũi chảy ra dầm dề.
Rồi anh chàng út cũng lại ăn trúng cua tôm chi đó nên bị nổi mề đay đỏ cả mình mẩy và nhứt là từ rún trở xuống, khiến nó gãi luôn tayà.
Bởi vậy, cả bốn chàng đều ngay ngáy trong lòng, vì sáng sớm mai nhất định là phải đến mừng tuổi vợ chồng Phú ông rồi, mà giờ đây họ lại nhuốm bệnh thình lình. Thế biết phải làm sao đây? Nhưng rồi cả bốn anh chàng cũng đều nghĩ bụng như nhau : Muốn che mắt Phú ông thì chỉ còn có mỗi cách là phải đến nhà ông ta thật sớm, lúc tờ mờ sáng, để cho ông ta không thể nhìn thấy những cử chỉ "chẳng đặng đừng" của họ được. Và rồi họ sẽ tìm cớ để cáo lui Phú ông trước khi trời tỏ mặt.
Vì cùng một ý nghĩ như thế, cho nên lúc đến nhà Phú ông, thì họ chỉ trước sau nhau trong vòng đôi ba phút. Và lúc bốn anh em bạn rể giáp mặt nhau thì à ôi thôi ! Trông họ thật buồn cười. Tuy rằng anh chàng nào cũng có một "tật riêng", sonh họ lại cố giấu nhau. Bởi thế, anh chàng thứ nhất và út cứ chốc chốc lại nhảy cà tửng lên để cố nhịn gãi. Nhưng cơn ngứa mỗi lúc một thêm. Còn hai chàng kia thì mặt cứ ngửa lên nhìn trời hầu giữ cho nước mắt nước mũi khỏi chảy lòng thòng.
Riêng Phú ông, hôm ấy cũng thức dậy thật sớm, định đi ra giếng rửa mặt và dòm mặt trời vào lúc mới mọcđể cho trọn năm muời hai tháng khỏi bị nhặm mắt. Nhưng vừa mở tung cửa cái ra thì Phú ông đã bắt gặp ngay bốn chàng rể đang đứng lù lù trước mặt. Ông ta mừng rỡ vội la ầm cả lên :
- Chà ! Tụi bây coi vậy mà tốt bụng quá há ! trời chưa sáng mà đã lo đến mừng tuổi cha vợ rồi.
Nhưng bỗng Phú ông nhíu mày, gằn giọng :
- Aà há ! Tụi mày làm cái gì mà coi kỳ cục quá vậy? Hai thằng này thì đứng không yên một chỗ, còn hai thằng kia thì cứ dòm gì lên trời mà cứ dòm hoài, dòm hủy vậy hả ?
Tiếng Phú ông quát gằn làm cho chàng rể thứ nhất và út giật mình lên liền, "chân mình" đứng sững một chỗ. Và để đỡ ngượng, anh chàng thứ nhất tìm cách nói tráo rằng :
- Dạ, thưa nhạc gia. Vì con đang nôn nóng được mừng tuổi nhạc gia cho sớm để nhờ lấy hồng phúc của nhạc gia mà con được mau mắn trọn năm. Do đó, khiến cho con đứng không yên một chỗ đó chứ.
Chàng rể út cũng vội nói lời :
- Dạ, bẩm nhạc gia. Người ta nói là rể út thì à thế nào cũng được nhạc gia thuơng yêu hơn cả, khiến cho con nghĩ lại lấy làm mừng thầm rồi tự nhiên à. Nó phát nhảy cà tưng lên như thế.
Riêng chàng rể thứ hai vừa cúi mặt xuống là đã lại ngửa lên nữa rồi. và anh chàng cũng đang lựa lời nói khéo để hòng khỏi bị lộ tẩy :
- Dạà thưa nhạc gia. Tiết xuân năm nay thật là mát mẻ vô cùng, làm cho tâm hồn con mỗi lúc một khoankhoái thêm à cho đến giờ phút này mà con vẫn còn thấy mơ mơ màng màng như là hồn mình đang lâng lâng theo mây gió, nên mới khiến con đứng nhìn ngẩn ngơ như thế.
Riêng chàng rể thứ ba lúc bấy giờ mũi đã nghẹt cứng, nếu cất tiếng ngay thì e Phú ông lại nghi ngờ lại không biết chừng à ông ta cũng dám đè đầu nó xuống mà khám bất tử lắm, nên chi nó cũng nhanh trí bèn giả vờ vươn cao đầu lên như đang hít lấy từng đợt khôngkhí vào mũi, nhưng thật ra là để cho thông giọng, rồi mới dám mở mồm :
- Dạ, bẩm nhạc gia. Anh ấy đã vừa nói rất đúng. Chẳng mấy khi có được thời tiết trong lành như thế nầy, không chịu hít lấy thì e uổng lắm chăng ? Vì thế mà tự nãy giờ con đã trộm lịnh cha để cố hít lấy càng nhiều càng tốt cho à hai lá phổi đó, nhạc gia.
Phú ông vụt cuời ha hả và chiếc đầu gật lên gật xuông từng chập, tỏ ra như hãnh diện có được bốn chàng rể quí ! Đoạn ông ta vừa cất bước vào, bảo rằng :
- Thôi, bây giờ anh em bây hãy theo ta ra giếng mà rửa mặt rồi chờ mặt trời lên đặng dòm một hồi để cho trọn năm khỏi bị đau mắt (?)
Mặc dầu trong bụng đang rầu thúi ruột, song bốn anh càng cũng thấy hơi mừng vì nhờ dịp ấy mà họ có thể lén lút à "giải quyết" tạm cái việc cần kíp nhứt là "gãi" và "chùi".
Vụt chốc, họ càng thấy lo lắng hơn, vì vừa kịp nghĩ cái chứng phong nổi mề đay mà hễ gặp gió hay nắng thì phải biết. Nó ngứa muốn điên người lên được. Còn cái chứng nhặm mắt hay sổ mũi mà khi hứng phải ánh nắng mặt trời thì nó sẽ tha hồ tuôn nước ra. Tuy không ai bảo ai, nhưng trong thâm tâm mỗi người lại nghĩ như nhau : phải cố tìm mọi cách để cáo lui Phú ông cho sớm mới hòng vuợt qua "tai nạn".
Nhưng rồi, họ vẫn buộc làm theo ý Phú ông : mỗi người bụm lấy một bụm nước đưa vào mặt cho có lệ, rồi cùng Phú ông trở lên bờ giếng và đồng đứng quay mặt về hướng mặt trời mọc.
Bỗng, Phú ông vui vẻ bảo :
- Từ nãy giờ ta nghe anh em bay nói chuyện có vẻ văn hoa lắm, vậy có đứa nào biết rành về khoa thi văn hay tử "xuất khẩu thành thơ" để tặng cho tao vài câu nghe cho vui tai trong ba ngày tết đâu nào.
Thật là một dịp dịp may bằng vàng. Bởi họ thoáng nghĩ là sẽ vừa lúc ngâm thơ để tìm cách "gãi" và "chùi" vì lúc bấy giờ hai cái việc tối cần ấy đã đến lúc không thể "không" được nữa rồi. Do đó, anh thứ nhất mới "trân mình" đứng nghĩ một hồi, rồi bỗng cất giọng ngâm nga :
Tuổi xuân vùn vụt qua mau,
Giật mình xoi lại thấy đầu điểm sương.
(Trong khi ngâm câu chót, chàng ta giả đò ra bộ để đưa tay lên đầu nắm chặt lấy tóc giựt mạnh lên cho đỡ ngứa).
Chàng ta vừa ngâm dứt, Phú ông bỗng phá lên cười:
- Há ! Há ! Hay quá ta ! Yý thơ đã hay rồi mà trông bộ tịch mày lại còn hay hơn nữa. Ta "thùng" một cái để khen mày đó.
Được cha vợ khen lấy khen để, khiến chàng ta khoái chí tử, cười tủm tỉm. Và tiếp theo, giọng chàng rể thứ hai cũng đã ngâm nga cất lên :
Khói sương nghi ngút đầy đàng,
Khiến lòng vụt nhớ họ hàng gần xa :
Nhớ tôn, nhớ tổ, ông bàà
Bỗng dưng đôi mắt lệ đà tuôn rơi.
(Anh chàng này cũng như anh chàng trước, thừa dịpngâm câu chót bèn đưa tay lên ra bộ để dụi mạnh vào đôi mắt cho đã ngứa và đồng thời cũng để chùi nước mắt đang trào ra).
- Chà ! Chà ! Thằng này coi vậy mà có hiếu quá ta. Hễ sinh ra làm người thì ít nhất phải biết nghĩ như mày mới được, vì "cây kia còn có cội, nuớc nọ còn có nguồn", huống chi là con ngườià hả mày ! Được rồi. để nữa ta sẽ dành phần hương hỏa cùng cho mày thì hồn ta chắc chắn sẽ không lo đói khát.
Lúc ấy, mặt trời đã lên khá cao, khiến chàng rể thứ hai càng xốn mắt nên nháy lia nháy lịa và đồng thời nuớc mắt cũng tuôn ròng. Bất chợt, Phú ông nhìn thấy, liền buớc nhẹ đặt tay lên đầu nó làm nó sợ điếng hồn, tưởng là Phú ông đã nghi ngờ và sắp sửa khám lại đôi mắt nó chăng ? Nhưng rồi nó không khỏi mừng thầm vì đã nghe Phú ông thỏ thẻ bên tai :
- Thôi, nín đi con. Ta nói giả thử mà nghe vậy thôi chứ ta không chết yểu đâu mà con sợ, buồn rầu làm chi khiến cho nó mất vui trong ba ngày tết.
Nhờ bởi câu "an ủi" của Phú ông nên đã tạo dịp cho chàng ta tha hồ "sụt sịt" mà không sợ ông ta để tâm nghi kỵ.
Mặc dầu trông thấy sắc mặc Phú ông kém vui, và đang bận rộn với thằng rể quý thứ hai, bởi "thương" ông ta quá nên nó đang giọt ngắn giọt dài, Phú ông nghĩ như vậy. Song lúc bấy giờ, nuớc trong mũi chàng rể thứ ba đang tuôn ra tợn, nên nó buộc phải ngửa mặt lên trời để cố che mắt Phú ông và để phi tang, nó liền vội vàng cất tiếng ngâm nga rằng :
Hương hoa bay tỏa ngạt ngàoà
Rồi, bỗng bí quá, nó không biết ngâm gì nữa, lại phần vì mãi lo sợ Phú ông nhìn thấy cho nên nó cố hít vô mà nước mũi cứ tuôn ra mãi, khiến nó tức mình vụt vung tay quệt mạnh lên mũi rồi đồng thời chép miệng càu nhàu :
"Hít rồi lại hítà"
Phú ông lại tưởng lầm thằng này đang làm dáng và tiếng càu nhàu của nó là bốn chữ đầu của câu "bát" nên ông ta chỉ mỉm cười, thúc hối :
- Ráng lên mày ! Còn bốn chữ chót nữa mới thành câu.
Nhưng Phú ông càng thúc hối chừng nào thì nó càng lắc lư chiếc đầu và giẫy nẩy lên chừng ấy. Là bởi, cái mũi nó đang thấm đau do cái vung tay bất chợt vừa rồi, nên nó đã buột miệng than thở :
"àmũi đau thấy mồ !"
- Há há ! Cái thằng này nó làm thơ "khôi hài" quá bây.
Phú ông vừa cười vừa thốt lên như thế. Rồi như cao hứng, ông ta vụt cất giọng ngâm nhái theo :
"Hương hoa bay tỏa ngạt ngàoà
Hít rồi lại hítàmũi đau thấy mồ"
Hai chàng thứ hai và thứ ba ý chừng như nghĩ biết cái hớ hênh của chàng thứ ba nên bèn nhìn nhau cười khúc khích. Nhưng Phú ông vừa nhìn thấy đã vội gật gù:
- Hừ ! Nó cố tình làm thơ khôi hài đó chớ. Bộ hai đứa bây không trông nó à ? Cái lúc mà nó bắt đầu ngâm lên cây chót, dáng điệu nó nhõng nha nhõng nhẽo y như làà đang "giận lẫy" bông hoa không bằng.
Riêng anh chàng út, lúc bấy giờ không thể không gãi được nữa rồi. nó vụt nhảy cà tửng lên liên hồi, trông thật là buồn cười làm sao. Nhưng rồi nó cũng vội vã cất giọng để hòng tìm cách, đặng "gãi" :
Đón xuân pháo nổ tưng bừng,
Khiến lòng rạo rựcà cà tưng thế này !
Ô kìa ! Hoa nở sau cây,
Để con chạy lại bẻ ngay một cànhà
Thế là chàng ta bèn chạy vù lại nấp sau một gốc cây to. Và sau khi đảo mắt nhìn quanh "với sự dè dặt như thường lệ", chàng ta bèn yên chí lớn, đứng dạng chân ra, rồi thọc tay nhanh vào háng để mà à bắt đầu thưởng thức cái giờ phút "tăn tăn, khoan khoáià"
Giây lát sau, chàng ta với tay bẻ lấy một cành hoa giấy, rồi chạy trở ra cúc cung dâng ngay cho Phú ông và đồng thời ngâm tiếp :
Hoa này thay tấc lòng thành,
Chúc cha trăm tuổi, chúc nàngà
Bỗng chàng ta ngập ngừng vì "bí khẩu". Phú ông thấy vậy, bất chợt vuốt râu mỉm cuời, nhắc chừng :
- Ráng lên ! Còn hai chữ nữa mới dứt câu, mầy !
Nhưng cử chỉ của Phú ông lại làm cho chàng hiểu lầm, nên chi nó buột miệng ngâm lại câu hát:
Chúc cha trăm tuổi, chúc nàngà mọc râu !
Chợt thấy ba chàng kia bụm miệng cuời sằng sặc, Phú ông cũng bật cười theo. Nhưng rồi ông ta lại ôn tồn giải thích :
- Nè, bây tưởng là thơ của nó là thơ con cóc đó hả ? Không phảithế đâu. Tuy còn nhỏ tuổi, song sớm hiểu biếtà
Ngừng một lát, rồi Phú ông gật gù nói tiếp :
- Ta coi kỹ lại, trong bốn anh em bây chỉ có nó là biết thương vợ nhiều nhất. Bây thấy không ? Trong lúc chúc ta mà nó cũng không quên chúc luôn cho vợ nó nữa.
Vừa dứt lời, bỗng Phú ông thoăn thoắt buớc trở vào nhà, kêu ầm cả lên.
- Bà ơi ! Mau bước ra đây mà coi bốn thằng rể quí của bà nó đang tranh tài với nhau đây nè.
Nhưng chao ơi ! Mặt trời càng lên thì bốn anh chàng lại càng kỵ. Và tuy rằng không ai bảo ai, nhưng họ liệu bề nấn ná thêm nữa ắt không kham, nên họ vụt cất tiếng đồng loạt :
- Dạà để con về.
Thế là bốn chàng trai, mạnh ai nấy "cuốn vó" lủi mất. Riêng Phú ông thì cũng vừa bắt gặp bà vợ ở ngay ngưỡng cửa, bèn vội khoe rằng :
- Bà ơi ! Tài nghệ của bốn thằng rể mình thật là hết sức giỏi. Thôi, bà hãy theo tôi ra đâyà
Nhưng khi Phú ông vừa quay lưng lại thì không thấy bóng dáng bốn chàng rể đâu cả. Ông ta lấy làm lạ nên đứng lặng thinh một hồi, rồi bỗng chép miệng :
- Æ ờ, ờ à hèn gì hồi nãy mình nghe thoáng qua mấy tiếng : "Dạà để con về".
Đột nhiên Phú ông bật cười khanh khách :
- Thật quả đúng rồi. Bà ơi ! Ha há ! Nghĩ lại tôi lấy làm phục cho cái tài chọn rể của tôi quá chừng. Nè ! Bà biết không ? Anh em nó đang ở ngoài giếng mà đã nghe thấy được tiếng kêu của ba hay má nó bảo về, nên chi coi bộ đứa nào cũng hấp tấp trả lời : "Dạà để con về". Rõ ràng là chúng nó là dòng họ của thần Nhĩ nên mới thính tai như thế đó chớ. Ha há !"
Bà vợ cũng che răng cười hô hố : Há ! Há !
›Trẻ Con
Một cậu bé sắp được chích ngừa tê liệt lần thứ ba. Y tá hỏi cậu: "Lần này em thích chích ở chỗ nào?"
"Trên tay mẹ em ạ!"
›Hiêu Quả
Hai công nhân nói chuyện:
- Nghe nói sếp mình vừa vay mấy triệu, không lãi suất gì phải không?
- Aà, vay "xóa đói giảm nghèo" đó mà.
- Nhưng nhà ổng đâu có nghèo, đi xe Dream, uống bia, ăn nhậu hoài?
- Aà, có lẽ đó là hiệu quả của vốn vậy "xóa đói giảm nghèo"...