thuyết minh về con gà
xế-chiều),/ Cỏ gà màu trắng, điềm nắng đã hết, / Mùa hè đang nắng, có gà trắng thì mưa. Rễ cây trắng, cỏ gà trắng: trời sắp mưa. Rung-răng rung-rẻ,/ Dắt trẻ đi chơi,/ Đến cửa nhà trời,/ Lạy cậu lạy mợ,/ Cho cháu về quê,/ Cho dê đi học,/ Cho cóc ở nhà,/ Cho gà bới bếp.
Ta về ta rủ bạn ta, / Nuôi lợn nuôi gà cày-cấy ta ăn. Thả đỉa ba-ba,/ Làm ngỗng làm gà,/ Làm voi làm gấu,/ Làm anh cá sấu,/ Làm chị ễnh-ương. Thứ nhứt Thế-Đức gan gà,/ Thứ hai Lưu-Bội, thứ ba Mạnh-Thần. Tí hầu mày liệng cho tròn, / Đến mai ta gả gà con cho mày. Tiếc con gà quạ tha. Tiền trao ra, gà bắt lấy. Tiếng gà nghe vọng đêm thâu, / Giật mình ngỡ tiếng còi tầu năm xưa (thơ Nguyễn Bính). Tiếng gà văng-vẳng gáy trên hom, / Oán-hận trông ra khắp một chòm (2 câu thơ đầu trong bài “Tự-Tình” của Hồ Xuân Hương). Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ, / Tôi hoảng-hồn lên, giận sững-sờ (thơ Hàn Mặc Tử). Tiếng gà xao-xác gáy mau, / Tiếng người đâu đã mé sau dậy-dàng (câu thơs số 1123 và 1124 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du) Tóc em buông thả đuôi gà, / Miệng em ăn nói mặn-mà có duyên. Tội vịt chưa qua, tội gà đã đến. Tuổi Dậu con gà vàng lông,/ Có mỏ có mồng, sáng gáy o o! Trả ơn cái cối cái chày, / Nửa đêm gà gáy có mày có tao. Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con. Trời làm một trận phong ba, / Chồng tôi như đứa bán gà chợ phiên.
Vào vườn xem vượn hái hoa, / Xem voi đi guốc, xem gà nhuộm răng. Vắng chủ nhà, gà bới bếp. Vắng chúa nhà, gà mọc đuôi tôm. Vật ngon đâu đến thứ ba, / Những trâu hạ địa cùng gà chết-toi. Vịt già, gà to. Vịt răn, gà cúp chớ nuôi. Vừa bằng con gà trống đỏ, thò-lõ trên cây (Đây là câu đố trong tục-ngữ phong-giao có nghĩa là “bắp chuối”). Vừa bằng quả cà, trong da ngoài nạc (Đây là câu đố trong tục-ngữ phong-giao có nghĩa là “cái mề gà”).
Xám gan gà. Xỉa cá mè,/ Đè cá chép,/ Chân nào đẹp,/ Đi rao men,/ Chân nào đen,/ Ở nhà làm gà làm chó. Xoắn ruột gà. Xui trẻ ăn cứt gà.v.v…
Đời-Sống của Gà
a. Đời Sống của loài Gà
Các giống vật đều có hai loại là đực và cái; riêng đối với gà, người Việt ta gọi con gà đực là gà trống hay gà sống và gọi con gà cái gà mái. Gà trống thì ít mà gà mái thì nhiều. Thường trong một đàn gà do người ta nuôi thì trong đó người ta chỉ nuôi có một con gà trống và khoảng mười con gà mái. Chính vì thế mà giống gà là giống đa-thê nhưng không có hành-động đánh ghen. Mỗi ngày, chú gà trống có thể làm tình tới mười lần với mười con gà mái khác nhau.
Gà là giống vật có hai chân, có hai cánh, và có lông vũ che-phủ toàn-thân như các loài chim. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, và không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng-rẽ ở phía trên mỗi bên má. Chính vì thế mà khi nhìn, gà thường lắc đầu bên này qua bên kia và bước lên theo hình chữ chi (z). Gà không có vành tai, nhĩ-quản của gà rất ngắn và được bảo-vệ bằng lông và một miếng da. Tuy-thế, thính-giác của gà thật hữu-hiệu đặc-biệt để tránh các cầm-thú săn đuổi. Khi gặp nhiệt-độ cao và nóng, gà thường há rộng mỏ, thở gấp-rút, duỗi cánh, và uống nước cho mát. Tuy có hai cánh nhưng khả-năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác. Mỗi chân gà có bốn ngón với móng chân rất sắc và nhọn dùng vào việc đào đất, bới đất, và cào cỏ để tìm đồ ăn. Mỏ gà rất cứng và nhọn. Trong mồm gà không có răng. Gà rất dễ tính về việc ăn uống. Gà thích ăn thóc, gạo, rau, cỏ, trái cây, con dế, con gián, con cào-cào, con châu-chấu, con mối, và con giun. Gà rất ham ăn-vặt nên suốt từ buổi sáng đến tận buổi tối gà thường chăm-chỉ và tha-thẩn đi tìm thức ăn.
Gà rất điều-độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen-thuộc và an-toàn. Gà sợ nhất rắn hổ-mang và mùi của củ hành hay lá hành. Vì thế mà gà có đời sống rất thoải-mái.
Đời sống của gà rất nhởn-nhơ vì chúng vô-tâm, tức là không để ý. Tuy-nhiên, vào trước Tây-Lịch đời Thục-An-Dương-Vương tại Âu-Lạc có con gà