Nguyễn Du dùng điển cố trong Truyện Kiều
diễn tả một nỗi lòng nặng trĩu, lo âu của chàng Kim khi không gặp Thúy Kiều.
Nói là dịch thoát cũng được! Nhưng cần phải thấy rằng, đưa điển này vào đây, với câu thơ lục bát, người ta vẫn có thể hiểu được ý tác giả muốn nói gì. Chứ không phải trơ trơ như hai câu thơ trong truyện Nôm Hoa Tiên, diễn tả cùng một ý đó:
Mừng xuân đào mới ngậm cười
Vẻ hồng trơ đó mặt người nào đâu
Hoa Tiên cứ bị động khi viết "mặt người nào đâu", rõ là không thanh, câu thơ nham nhám thô tháp thế nào ấy. "Đào mới ngậm cười" là đào mới nở, hàm tiếu, dùng chữ "trơ" là không hợp, vì không nên buồn người năm ngoái vắng mà thấy hoa đào đến nỗi trơ ra, thì chẳng còn gì là nhân tình nữa.
Chỉ hai ví dụ trên, ta thấy Nguyễn Du dùng điển như thế nào. Trong Truyện Kiều còn có nhiều chỗ được dùng điển cũng không kém phần linh hoạt và thanh nhã. Điều đó, một phần có được là tài bút của Nguyễn Du. Nhưng điều chắc chắn là ông am hiểu sâu sắc lịch sử và văn hóa Trung Quốc, hiểu rõ cảnh tình của nhân vật một cách sâu sắc, như sống cùng với nhân vật của mình.
Truyện Kiều là một sự tái tạo lại "điển cố" lớn là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân mà nên. Truyện Kiều toàn mỹ, toàn bích hơn nhiều so với nguyên tác là lẽ đó.
Đây là cái lý mà Nhữ Bá Sĩ (1788-1867) đã bình luận:
Kỳ tài diệu bút
Thanh Tâm viễn quá Thanh Tâm
(Với ngòi bút tài năng đặc biệt
Thanh Hiên vượt quá Thanh Tâm)
Thanh Hiên là hiệu của Nguyễn Du. Thanh Tâm là nói đến Thanh Tâm tài nhân vậy.