thuyết minh về con gà
thiến), gà hồ (gà ở Đông-Hồ tại Bắc- Ninh), gà kiến (gà nhỏ, lông nhỏ màu đen như cánh kiến), gà kim-tiền hay gà cẩm-kê (gà có lông như lông công và chân thấp), gà mái-ghẹ (gà mái non thích gà trống và sắp đẻ), gà pha (thứ gà chọi lai giống), gà ri (gà nhỏ, chân thấp, lông lốm-đốm), gà ó (gà có lông như chim ó), gà tre (gà nhỏ con, lông có màu sắc rực-rỡ và hiếu-chiến), gà đòn hay gà cù-lự (gà lớn con, chân to, cẳng bự, cựa mọc không dài nhưng đá rất hăng), gà cựa (gà có cựa dài để đá), gà cựa dao (con gà có 2 cựa mà chủ nhân cột thêm một loại dao bén nhỏ xíu vào hai cựa để gà đá giết gà đối thủ), gà bướm (gà có sắc lông lốm-đốm đẹp như con bướm), gà bông trích (gà có mồng đỏ như chim trích), gà nhạn (gà có lông trắng như chim nhạn), gà chuối (gà có nhiều màu như vàng, xám, trắng, đỏ, và nâu giống như thân cây chuối lốm-đốm), gà điều (lông đỏ óng-ánh màu nâu sậm), gà lôi (gà to có đuôi xòe tựa đuôi con chim công),
Gà còn có tên theo địa phương: gà Cao-Lãnh, gà Bà Điểm, gà Hóc-Môn, gà Kế Sạch, gà Xiêm (Thái Lan), gà Tàu (lông màu nâu da vàng và thịt rất ngon), gà Tây (gà cao lớn, lông đen hoặc lốm-đốm, đầu sần súi, gà trống có bìu đỏ ở cổ, và đuôi có thể xòe rộng như đuôi con chim công), v.v.
Gà còn có tên theo các danh-nhân và anh-hùng: gà Tiết-Nhơn-Quý, gà Tiểu- La-Thành, gà Triệu Tử-Long, gà Thần-Ô, gà Điện-Quang, và gà Nhựt-Nguyệt.
b.Thú Chọi Gà
Nhiều nơi ở Miền Nam nuôi gà để làm gà chọi hay gà đá như ở Cao-Lãnh có nuôi nhiều gà cựa (gà nhỏ con nhưng có cặp cựa dài dùng làm vũ-khí khi chọi gà) nên đã có câu ca-dao “Gà nào hay cho bằng gà Cao-Lãnh, gái nào bảnh bằng gái Nha-Mân.” Còn ở Bình-Dương, Lái-Thiêu, Hóc-Môn, và Bà-Điểm là những vùng nổi tiếng nuôi về giống gà đòn (lớn con hơn gà cựa và chịu-đựng đá chọi lâu hơn từ năm ba giờ đến cả ngày vẫn không sao).
Muốn cho gà chọi thành công thì phải biết cách nuôi gà như Trang-Tử đã dạy để tạo cho gà chọi có thói quen là khi “nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu, trông thì tựa như gà gỗ mà thực ra thì đủ các ngón hay để gà khác coi thấy cũng đủ sợ phải lùi chạy.” Lý do chính do Trang-Tử nêu ra là nếu “gà chọi rất hăng, chưa thấy gà khác hoặc mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi” thì có thể dễ bị thua.Từ trước thời Tây-lịch tới nay thú chọi gà rất thịnh-hành. Người ta chơi chọi gà để hưởng thú đấu-tranh và chơi cờ bạc. Ngày xưa, ngay cả Tả-Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) từ hồi còn trẻ đã rất ưa thú chọi gà. Thời Nhà Lê Trung-Hưng, chọi gà đã trở thành thú tiêu-khiển hằng ngày của giới giàu có, quan-lại, nhất là giới hoạn-quan. Đoan Nam-Vương Trịnh Khải (1783-1786) cũng rất mê thú chọi gà.
Tuy có rất nhiều người ưa thú gà chọi, nhưng có trường hợp vì ham chơi gà chọi mà bị thất bại trong trận chiến như Đức Hưng-Đạo-Vương Trần Quốc-Tuấn đã đề cập: “Cựa gà sắc không đâm giáp giặc.” Hải Ninh Quận-Công cũng bị chết vì mải chơi gà chọi.