Thuyet minh ve tp HCM
trụ sở của các bang và được gọi là Hội quán-đã làm cho diện mạo phố xá của xứ này, nhất là vùng Chợ Lớn có vẻ riêng. Kiến trúc thời Pháp cũng để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố. Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong…
Trẻ trung và hiện đại, nhưng Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh lại là nơi phổ biến chữ quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo đầu tiên của cả nước. Điều này làm nảy sinh sớm một nền văn học quốc ngữ ở nơi đây. Từ thế kỷ 19, 20, văn học quốc ngữ đã có một cơ sở vững vàng với hàng loạt tác phẩm được xuất bản với nhiều dạng: từ dịch thuật đến sưu tầm, nghiên cứu; từ sáng tác thơ đến truyện và tiểu thuyết viết theo lối phương Tây; từ lối viết du ký, hồi ký đến soạn các kịch bản hát bội…và phát triển rất mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.
Một nét văn hoá cũng rất nổi tiếng tại thành phố này chính là nghệ thuật ca nhạc cổ. TP Hồ Chí Minh nổi tiếng với những bài đờn ca tài tử, cải lương mùi mẫn lay động tâm hồn những ai đã từng thưởng thức. Âm nhạc truyền thống của TP Hồ Chí Minh phát triển trong sự trưởng thành chung của âm nhạc cổ Nam Bộ. Đặc điểm riêng của nó thu thập hầu như toàn bộ những thành tựu và tài năng âm nhạc của lục tỉnh (Bạc Liêu, Rạch Giá, Mỹ Tho, Cần Đước và các tỉnh miền Đông). Trong những năm 1954, ở đây lại du nhập thêm nhiều nhóm nhạc miền Bắc, miền Trung (đặc biệt là nhạc cổ Huế). Bên cạnh đó, nhạc cổ thành phố, đặc biệt là cải lương cũng đã tiếp nhận nhạc Phương Tây và nhạc Trung Quốc một cách chọn lọc để làm nên một nền nghệ thuật đặc sắc, phong phú và đa dạng như ngày nay.
Đờn ca tài tử
Nhắc đến văn hoá của một vùng đất, không thể không nói đến văn hoá ẩm thực bởi ẩm thực chính là thước đo sự tinh tế của người dân nơi đây. Ở TP Hồ Chí Minh có cái tấp nập của cuộc sống hối hả kiểu Mỹ, có những góc phố mang đậm dấu ấn văn hóa Pháp và những dãy phố Tàu đặc trưng của vùng Chợ Lớn… nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở TP Hồ Chí Minh vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh. Chẳng hạn như món canh chua đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…
Chính vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn bởi nền văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ đó của mình.
Các làng nghề truyền thống cũng là một địa chỉ văn hoá, phản ánh nét độc đáo của thành phố này. Cho đến nay, TP Hồ Chí Minh vẫn còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như: nghề đúc lư đồng thờ ở Gò Vấp, thêu tranh ở một số quận trung tâm, làm hàng mã của người Hoa Chợ Lớn, xe nhang ở Bình Chánh; đan mây tre lá ở Thái Mỹ…Mỗi làng nghề đều có giá trị văn hoá và sức hấp dẫn riêng
Suối Tiên
Với sức hút từ các di tích, địa chỉ văn hoá, sự hấp dẫn của các giá trị văn hoá phi vật thể, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ngay càng tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc