TM. Truyện Kiều của Nguyển Du
việc làm ấy có tính xã hội. Buổi xử án diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, đặc biệt là trước khi báo oán, Kiều đã dõng dạc :
Nàng rằng: ***g lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta.
Việc làm ấy của Kiều không chỉ được Từ Hải và ba quân ủng hộ mà mãi về sau nó còn được ngợi khen trong dư luận. Kẻ lại già họ Đô trong phủ đường của Kim Trọng kể lại cái việc xảy ra đã hơn mười năm này và không quên thêm lời bình luận "Đã nên có nghĩa có nhân". Tuy nhiên, công lý ấy xét đến cùng không phải mục đích. Nó chỉ là một thứ phương tiện để con người đi tới tự do. Bởi hạnh phúc thực sự của con người bao giờ cũng gắn với điều kiện tự do. Trong Truyện Kiều, Từ Hải đã nghĩ đến tự do của "muôn người" trước khi nghĩ đến tự do của "một người". Không thế thì vì sao "Nửa năm hương lửa đương nồng" với người tri kỷ,"Từ đã động lòng bốn phương"? Dường như cánh chim đại bàng ấy luôn bầu bạn với trời xanh. Một mình một ngựa giữa mênh mông trời bể, không có địa chỉ rõ ràng, không người thân vì "Theo càng thêm bận biết là đi đâu", Từ Hải đến với những người cần đến thanh gươm để mà vùng vẫy. Không có gì ràng buộc đưọc Từ, kể cả tình yêu. Từ đi, Kiều cũng xin đi, nhưng người anh hùng không muốn "Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình". Nghe lời tri kỷ, Từ cởi giáp ra hàng. Đó không phải hành động nhất quán của người anh hùng cái thế. Ngược lại, trong sự cân nhắc, đắn đo, hai cuộc sống được đặt lên bàn cân so sánh. Bản chất của cuộc đời Từ, lý tưởng của Từ là ánh sáng. Nó không chấp nhận sự hoà nhập với bóng đêm. Bản chất Từ là con người tự do, cho nên chỉ cần nghĩ đến khuôn phép, nhất là khuôn phép của triều đình là đã khó chịu, vì cái cảm giác đụng đến chỗ nào cũng vướng "Áo xiêm ràng buộc lấy nhau. Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?". Nhưng cuối cùng Từ phải "Đem thân bách chiến làm tôi triều đình" chẳng qua vì quá tin Kiều. Cái chết của nhân vật gần giống với huyền thoại này là vì một bài học đắt giá không sao sửa chữa được. Đó là nhân chứng về một lần ngộ nhận của con cá kình ngoài biển bị mắc cạn trong ao. Bị cầm tù, điều này đồng nghĩa với cái chết, cho dù chỉ là con đường đi đến sự cầm tù đó mà thôi.
Nói về hạn chế trong tư tưởng của Truyện Kiều thì sự "bó thân về với triều đình" của Từ là một trong những "bất cập" của Nguyễn Du. Nhà thơ, dù là một nghệ sĩ thiên tài, cũng đã không điều chỉnh được ước mơ với hiện thực. Bởi cái mong muốn, cái khao khát của con người này không thể hoà nhập được với kỷ cương. Kết thúc Truyện Kiều giống như một định mệnh nghiệt ngã. Mở ra là một triều đại "Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng", gấp cuốn sách lại là "thắng lợi" của Hồ Tôn Hiến. Sư nghiệp của Từ Hải có là một con sóng, dù sóng lớn đến đâu nhưng rốt cuộc mặt nước tù đọng lưu niên cũng không có gì thay đổi. Cái nhìn bế tắc này là sự giằng co lịch sử hay chính mâu thuẫn của Nguyễn Du ? Vì bế tắc nên dù thương xót cho Kiều biết mấy nhà thơ cũng đành đổ lỗi cho số mệnh "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau". Về trực giác, bằng trái tim, Nguyễn Du nhìn thấy một cơ chế, những thế lực bạo tàn cụ thể, nhưng trong tư duy, khi lý giải, cái ác cái xấu vẫn cứ mơ hồ, không rõ là ai. Đó là chưa nói đến những hạn chế khác trong nhận thức của Nguyễn Du như vai trò của thần quyền, của Nho giáo, Phật giáo. Ngưỡng mộ, đồng tình với nhan sắc, với tài hoa nhưng rồi chính Nguyễn Du lại phủ nhận nó. Nhan sắc là "vô duyên", còn tài hoa thì "Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần". Tuy vậy, xét đến cùng, hạn chế tư tưởng trong Truyện Kiều cũng đồng thời là hạn chế của nhiều truyện Nôm nói riêng, của văn chương trung đại nói chung. Đó là cái ngưỡng không ai có thể vượt qua, vì lịch sử chưa có những tiên đề cho giải pháp.
4. Phân tích Nghệ thuật của Truyện Kiều
Trở lại điểm bắt đầu của Truyện Kiều là Kim Vân Kiều truyện. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thuộc thể loại tiểu thuyết viết bằng văn xuôi bạch thoại của Trung Quốc. Đề tài của loại tiểu thuyết này là tài tử - giai nhân, thư sinh - kĩ nữ vốn đã thành truyền thống từ đời