Thuyet minh ve tp HCM
Không mang nét cổ kính rêu phong như Hà nội ngàn năm văn hiến, không có sự yên tĩnh thâm trầm và thơ mộng như Cố Đô Huế, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trẻ trung và hiện đại mới 310 năm tuổi. Nhưng trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn, văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng bản sắc văn hoá dân tộc.
Đến với thành phố, vào bất cứ lúc nào bạn cũng cảm nhận được sự năng động, sự thay da đổi thịt hàng ngày. Là cửa ngõ của Đất Phương Nam, ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng bạn có thể xuống thuyền xuôi theo sông Sài Gòn để được hòa mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ..., tất cả sẽ đem đến cho bạn những khoảnh khắc thật khó quên.
Những nụ cười, những ánh mắt thân ái của người dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ chờ đón bạn.
THÀNH PHỐ 310 NĂM TUỔI
Nhà thờ Đức Bà xưa và nay
Thành phố Hồ Chí Minh khi xưa là một khu vực của Vương quốc Phù Nam (thế kỷ 1 đến thế kỷ 7), rồi đến Chân Lạp (thế kỷ 8 đến thế kỷ 17) có tên gọi là Prey Nokor. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập chính quyền tại khu vực này. Kể từ thời điểm đó, khu vực Gia Định đã trở thành lãnh thổ của Đàng Trong. Trong thời kỳ quân Tây Sơn tấn công Nguyễn Ánh, khu vực Cù Lao Phố (Tp.Biên Hòa) sầm uất của người Hoa bị tàn phá, người Hoa đã chuyển qua lập phố chợ buôn bán ở Chợ Lớn. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, chính quyền thực dân đã quy hoạch thành phố Sài Gòn làm thủ phủ Nam Kỳ và đã phát triển nơi này thành một thương cảng phục vụ cho xuất nhập khẩu của chính quyền thuộc địa. Từ năm 1956, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa, thành phố đã được nâng cấp phát triển và bùng nổ dân số. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 Việt Nam thống nhất và đến năm 1976 thì thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà hát thành phố
Từ rất sớm, nơi đây đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp, là nơi phát triển mạnh các nghề thủ công mỹ nghệ, và là nơi tiếp xúc sớm nhất kỹ thuật của Châu Âu. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm công nghiệp, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong ba thành phố lớn của Việt Nam.
NƠI HỘI TỤ VĂN HOÁ ĐÔNG - TÂY
Quang cảnh chùa Giác Lâm
Do ảnh hưởng của quá trình hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá: có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn…, rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước.
Cùng là sự hội tụ tinh hoa của nhiều nguồn văn hoá, nhưng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội lại có sự khác biệt rõ rệt. Nếu Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, văn hoá Hà nội là sự chắt lọc tinh hoa văn hoá của mọi miền đất nước thì văn hoá TP Hồ Chí Minh vừa mang trong mình gam màu đa sắc hiện đại hướng ngoại, lại vừa kín đáo, gìn giữ được những dấu xưa trầm tích trong từng góc phố, từng mái nhà và trong nếp sinh hoạt của người dân.
Một trong những nét văn hoá đập ngay vào cảm xúc của chúng ta khi chiêm ngưỡng thành phố trẻ này, đó là một diện mạo kiến trúc khá sinh động, phong phú lại rất bản sắc
Những công trình kiến trúc của TP. Hồ Chí Minh mang “ cơ cấu kiến trúc Việt- Hoa- Châu Âu”. Phong cách kiến trúc truyền thống cũng như những công trình điêu khắc đậm đà bản sắc dân tộc còn được bảo lưu là chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và quy mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên, chùa Gò ( Phụng Sơn Tự) và một số ngôi nhà cổ ở rải rác các huyện ngoại thành.
Nơi đây ngoài các công trình của người Việt, còn có các công trình xây dựng của người Hoa. Những công trình lớn của người Hoa là đền miếu-thường là