về gia trang của gã nghỉ ngơi.
Vốn là sáng nay, Ngưu Mãnh nhận được một bức thư nặc danh nói rõ vị tiểu muội của Bảo chủ Quy Hồn Bão thọ thương, nằm dưỡng bệnh trong Duyệt Lai khách điếm, trong người tiền phí dưỡng bệnh đã cạn kiệt, cần phải được chiêu cố. Bên dưới bức thư chỉ vẽ hình chim ưng và sáu ngôi sao, đúng là hiệu lệnh của Quy Hồn bảo.
Uy danh của Đằng Anh thì người trong Quy Hồn Bảo chẳng ai là không biết. Ngưu Mãnh ở địa phương này tuy là xưng bá nhất phương, nhưng tính ra thân phận cũng chỉ mới là một tiểu đầu mục, thuộc hạ phân đàn Tây Bắc của Quy Hồn Bảo. Cho nên so với Đằng Anh thì thân phận kém xa lắc xa lơ.
Nay nhận được tin Đằng Anh nằm dưỡng thương trong khách điếm thuộc đia phận của mình, thì lập tức đem theo ái thiếp của mình đến nghênh tiếp, càng gọi là nhân hạnh ngộ mà sau này có khi hưởng lộc của Bảo chủ.
Về đến Ngưu gia trang, mọi chuyện ăn uống và chăm sóc vết thương của Đằng Anh đều do một tay tỳ thiếp của Ngưu Mãnh làm lấy.
Sáng hôm ngày thứ ba, quả nhiên có thêm một phong thư đưa đến. Bên trong lại thêm một tấm ngân phiếu trị giá một vạn lượng, ký tên bên dưới vẫn là " khách đồng đạo cuối trời”.
Chẳng biết vị khách dấu tên này là ai, nhưng đã tận lòng như vậy, Đằng Anh cũng chỉ biếm nhận lĩnh.
Chu Mộng Chậu được bố trí nghỉ ngơi trong một phòng phía trước, ngoài nghỉ ngơi dạo chơi, thỉnh thoảng chàng cũng đến thăm bệnh tình Đằng Anh.
Qua chừng năm ngày, thấy Đằng Anh thương thế đã giảm nhiều, chàng nghĩ vì chuyện cô ta mà mình đã trễ một khá nhiều thời gian.
Hiện tại cô ta đã có người của mình chăm sóc, thực chẳng cần đến chàng chiếu cố. Khi ấy quyết đinh bỏ đi.
Hôm ấy đến thăm Đằng Anh, chàng tìm cớ hỏi lấy lại pho tượng La Hán rồi đến đêm lặng lẽ bỏ đi.
Sáng hôm sau, Ngưu Mãnh phát hiện ra Chu Mộng Châu đã bỏ đi, liền đến báo với Đằng Anh. Đằng Anh ban đầu hơi sững người, nhưng rồi cười bảo:
- Mặc hắn, cứ để hắn đi.
Ngưu Mãnh thực mơ hồ chẳng hiểu quan hệ giữa bọn họ là thế nào, thế nhưng không dám nhiều lời vấn hỏi.
Đằng Anh tuy nói vậy, những đến khi Ngưu Mãnh trở gót lui ra, còn lại một mình trong phòng, thì thở dài lẩm bẩm một mình:
- Ài! Đi thì đi, nhưng cớ gì chẳng một lời từ biệt!
Lại nói, Chu Mộng Châu đêm đó tìm đường lên Lục Bàn Sơn, lộ phí đã hết. Nhưng may chàng đã chuẩn bị trước, nên gói một ít bánh khô ở nhà Ngưu Mãnh mang theo, cũng đủ dùng trong hai ngày đường.
Chu Mộng Châu thi triển khinh công, đi đến hai ngày đường, thì cũng tìm lên được Lục Bàn Sơn.
Lên núi chừng mất hai canh giờ, bỗng nghe vẳng tiếng chuông thâm u, Chu Mộng Châu ngước mắt nhìn, thấy một cốc núi sâu trăm trượng tiếng chuồng chính là vọng ra từ đó.
Vòng qua một hẻm núi, bấy giờ bắt gặp một bia đá dựng bên đường, ghi mấy chữ Bổn Nguyên Tự một đoạn đường núi ngoằn ngoèo chính dẫn vào hướng cốc núi.
Chu Mộng Châu nghĩ Bổn Nguyên Tự nhất đinh nằm trong cốc núi, liền sãi bước theo đường núi đến vào.
Đi được chừng nữa đường, đột nhiên ch