, bộ sách mà Doanh Doanh vừa nhắc.
Giang Lâm lặp lại bàng hoàng:
− Sao sư phụ lại tặng nó cho cháu làm gì? Bộ người không sợ cháu làm mất nó sao?
Trần lão lẩm bẩm một mình:
− Thì ra là vậy, bây giờ thì ta đã hiểu.
Còn quá bàng hoàng, chàng cứ ngỡ lão nói với mình nên quay qua hỏi:
− Lão tiền bối dạy việc gi?
Trần lão xua tay:
− Không, ta không ngờ hôm nay lại bắt gặp nhiều bảo vật của võ lâm như vậy nên quá bàng hoàng. Giang Lâm! Ngươi phải giấu kín chuyện này, bằng không sẽ mang họa vào thân đấy.
Nhưng Giang Lâm chẳng còn nghe thấy gì. Chàng còn quá mải mê vào bức thư của sư phụ dặn dò:
Giang Lâm con!
Từ lâu ta đã xem con và Hồ Sơn như con ruột của mình, nên bao nhiêu tâm huyết ta đều hy vọng ở hai con, rường cột của Thái Bình giáo.
Thế nhưng không ngờ, ta chưa kịp thực hiện ý đồ thì đã xảy ra biến cố. Con bị lưu đày, bao kế hoạch ta đề ra đều sụp đổ, nhưng ta chẳng trách con làm hỏng cơ mưu, chỉ đau lòng vì con không hiểu thấu lòng sư phụ.
Nhưng thôi nói gì thì chuyện cũng lỡ hết rồi, con bị lưu đày phiên này không biết lúc trở về, sư phụ và con có còn dịp may hội ngộ hay không? Nên tiện đây thầy tặng cho con quyển “Thần cương đại pháp”, một trong ba quyển “Cương, nhu, hóa thần công” mà giang hồ từng đồn rộng rãi và thèm muốn.
Thật ra nó cũng không đến độ ghê gớm như mọi người lầm tưởng đâu! Vì sư phụ đã giữ hai pho bí kíp này từ mấy chục năm, đã luyện thuần thục mà chẳng thấy công hiệu là bao. Có lẽ vì thiếu mất cuốn ba chăng?
Con không nên hờn giận Hồ Sơn. Nó yêu thương con và cuộc đời nó nhiều đau khổ. Thầy khuyên con sau này nên tìm về tạ lỗi với đại ca. Thầy có để lại cho đại ca con một quyển “Thần Cương Đại Pháp”, coi như thầy đã chia gia tài cho các con rồi đó.
Riêng Thảo Sương, thầy chẳng để lại cho nó gì cả, bởi nó là thân con gái và thây tin nó sẽ sống yên lành dưới sự bảo vệ của hai con.
Điều mong muốn cuối cùng của thầy là các con hãy hòa thuận, yêu thương nhau, nơi suối vàng thầy nhắm mắt an lòng.
Lâm Bình thủ bút.
− À, nhân đây thầy cũng nói thêm, uy lực của Thái Bình giáo là thanh kiếm bằng vàng mà kẻ nào cầm nó trên tay tức đó là vị chưởng môn nhân thừa kế ngôi vị của thầy.
Lưỡi kiếm đó thầy gởi cho con, còn ba chuôi kiếm, thầy ban cho Hồ Sơn, Thảo Sương và Châu Đạt. Con hãy lựa chọn cho kỹ rồi quyết định (nếu đến ngày Đại hội giáo phái Thái Bình ta không còn sống nữa) thay ta. Con nhớ học cho thông chữ NHẪN.
Lâm Bình di bút.
− Sự phụ!
Giang Lâm òa lên nức nở ôm bức thư vào lòng:
− Ôi, lòng sư phụ thật bao la nhân từ độ lượng. Con đã hỗn hào xúc phạm, vậy mà người vẫn yêu thương tin cậy, lời thư thầy viết mới buồn làm sao? Tha thiết làm sao?
Giống như một lời trăn trối. Không, thầy ơi, thầy phải sống, chờ con về quỳ dưới gối để tạ lỗi cùng thầy.
− Giang Lâm, sư phụ con nói gì trong thơ vậy?
Chàng giấu vội lưỡi kiếm vàng mỏng dính vào tay áo rồi lựa lời:
− Thưa tiền bối, những chuyện riêng của bổn bang, nhưng đậm đà tình n