agrave;y một năm mở cửa nhiều nhất là bốn lần, vì thế các cậu nếu có thời gian thì nên tận dụng cơ hội mà vào tham quan nhé".
Cánh cửa cũ nát trên tầng thượng được mở ra, các ô kính trên cánh cửa đều đã bị vỡ hết cả, xem ra xó xỉnh này bị sự ồn ào nhốn nháo của trường lãng quên rất lâu rồi. Giáo sư Khương lấy chìa khóa, vừa mở cửa vừa hỏi:
"Các cậu có biết vật đó là cái gì không?"
Tạ Nam gật đầu, rồi lại lắc đầu, thực sự là cậu cũng vô cùng mơ hồ về vật mà mình đang đeo trên người này.
Phía sau cánh cửa cũ nát là phòng làm việc trông khá đơn giản nhưng sạch sẽ. Trên ghế sofa bằng vải màu xanh đen được phủ một tấm khăn vuông trắng, còn có mấy chiếc ghế gỗ cũ kỹ đơn sơ, chẳng có hoa văn chạm trổ gì, bước vào phòng có cảm giác như đang quay trở về thời điểm nào đó của thập niên tám mươi vậy. Có lẽ cũng chỉ có mấy chữ được ghi trên tấm bảng nhỏ "Văn phòng bảo tàng trường" đặt trên bàn kia làm dấu hiệu báo cho mọi người biết họ đang ở đâu.
Trên mấy giá gỗ có rất nhiều sách, hầu như có tất cả các loại sách kể cả sách được viết trên thẻ tre thời cổ xưa đến những cuốn Bách khoa toàn thư in bằng kỹ thuật hiện đại đều được lưu giữ ở đây, trông giống như một viện bảo tàng về các hình thức đóng sách thì đúng hơn.
Giáo sư Khương ra hiệu đưa chiếc mặt nạ cho mình, Tạ Nam hiểu ý vội đem đến. Cầm chiếc mặt nạ trên tay, Giáo sư Khương như bắt đầu lên lớp giảng bài:
"Cái này chính là mặt nạ phù thủy. Hầu hết các mặt nạ phù thủy được làm bằng gỗ hoặc da thuộc, những hình tượng quỷ thần bên trên phần lớn đều có nét đặc biệt riêng, chức năng riêng. Chiến tranh, bệnh dịch, sinh lão bệnh tử, nó giống như các vai trong vở kịch xuất hiện qua các nghi thức như cúng tế, cầu phúc hay đuổi tà, làm chủ một phương". Giáo sư Khương ngồi thoải mái trên chiếc ghế cũ quen thuộc của mình, chậm rãi nói về lịch sử của trò phù thủy.
"Vậy chiếc mặt nạ phù thủy này có nguồn gốc từ đâu?" Tạ Nam tò mò muốn biết rốt cuộc Đường Sinh Bình đưa cho mình vật gì.
"Cái này cũng chẳng chi thần linh cụ thể nào cả, nhưng phương thức chế tạo bằng đồng đen này thì không hề giống phương thức của thời Chu, Thương và Hán. Nói chung về cơ bản, cách thức chế tạo này có nguồn gốc dân tộc thiểu số vùng T&a