đi vào. Người bồi hỏi: "Ông cần gì?". Phong bảo: "Tôi là Phong". Nói rồi đưa danh thiếp rạ Người bồi bảo: "Ông Tân Dân đi Sơn La chưa về, nhưng có thư gửi ông để ở trong nhà. Mời ông vào gặp bà chủ". Phong đi theo người bồi vào nhà, thấy nhà cửa, đồ đặc sang trọng, bài trí rất có gu. Phong nghĩ thầm: "Lão này đểu. Thế mà cứ giả nghèo giả khổ. Lúc nào cũng vay tiền mình". Ngồi một lát, thấy có tiếng dép loẹt quẹt rồi một thiếu phụ trạc ba mươ tuổi đi ra. Phong đứng dậy chào, thấy thiếu phụ đẹp rất đài các. Thiếu phụ bảo: "Chào ông Phong. Tôi là Thiều Hoa. Ông nhà tôi có thư gửi ông". Hai người cùng ngồi, nói dăm câu chuyện bâng quơ, đại để như chuyện thời tiết, giá cả. Phong thấy Thiều Hoa lịch lãm, trong lòng thích lắm. Thiều Hoa khép vạt áo bảo: "Ông đọc thư đi". Nói xong mỉm cười. Phong cầm thư bảo: "Xin lỗi bà". Thư viết:
"Kính gửi ông Phong, bạn armour của tôi. Tôi đi Sơn La từ hôm 16 tháng Junons. Việc bán hàng cho Cầm Vĩnh An đã đâu vào đấy, chỉ chờ hàng lên là lấy tiền. Phiền ông lo giúp việc đưa hàng lên sớm ngày nào hay ngày ấy. Nếu cần thì ông lấy mấy tên người nhà cu/a tôi đi theo. Với trí mẫn tiệp và sự tháo vát của ông, tôi tin vạn sự như ý. Bệnh thấp khớp khiến tôi không về lo việc cùng ông được. Mong gặp ông ở Sơn La. Chúc ông với gia quyến bình an. Rất kính trọng ông. Ký tên: Tân Dân".
Phong đọc thư xong, cười nhạt. Thiều Hoa hỏi: "Thưa ông Phong, ông thấy công việc ra sao?". Phong bảo: "Thưa bà, xin bà đừng bận tâm, chồng bà là một thiên tài". Thiều Hoa đỏ mặt: "Ông quá khen, nhiều khi tôi thấy nhà tôi ích kỷ ghê gớm". Phong cười: "Ðấy cũng là một tính cách thiên tài". Thiều Hoa bảo: "Nhà tôi rất khen ông". Phong hỏi: "Thưa bà, về mặt nào?". Thiều Hoa bảo: "Nhà tôi bảo ông là một gentleman". Phong bảo: "Thư a bà, tôi muốn mời bà một bữa cơm nhạt ở phố Hàng Buồm. Nếu bà từ chối thì tôi không xứng với lời khen ấy". Thiều Hoa lưỡng lự rồi gật đầu.
Phong về nhà ( Phong có một nhà riêng ngoài phố) nghĩ ngợi: "Lão Tân Dân đểu thật, vốn mình bỏ ra, bao nhiêu công việc vất vả cũng mình, lão ấy chỉ ngồi hưởng. Ðược, xem lão ấy hưởng những gì". Bèn đứng dậy, gọi xe tay bảo đưa đến Hàng Buồm đặt tiệc. Ðến hiệu cao lâu, Phong gọi lão hoa kiều Vương Bình đến bảo: "Ngộ làm cho tôi một bữa ăn đặc biệt hai người. Cho nhiều thuốc kích dục vào". Vương Bình gật đầu.
Buổi chiều, Phong đến đón Thiều Hoa. Hai người ăn uống vui vẻ, đầu tiên giữ ý, về sau thuốc ngấm, cứ kề vai nhau lơi lả. Phong dìu Thiều Hoa vào buồng. Lão Vương Bình đóng cửa ngồi canh. Sau lần ấy, họ còn đi lại với nhau vài lần nữa. Thiều Hoa gặp Phong trẻ trung, thật như đại hạn gặp mưa rào. Hai người thề thốt sẽ sống với nhau.
Ðến ngày hẹn, Phong ra bến sông Cái nhận hàng rồi đi Sơn La.
Cố đạo Tây bị Chiểu đánh tên là Jean Puginier rất có thế lực. Ðường công danh của Chiểu thế là đứt gánh giữa đường, Chiểu về nhà, bất đắc chí, suốt ngày nằm phục trong ngôi từ đường ở Kẻ Noi. Dân làng kháo Chiểu có chân trong nhóm văn thân chống Pháp, tri huyện Tiên Du là tướng của ông Ðề Nắm, Ðề Thám trên Yên Thế. Lại đồn Chiểu làm quan thanh liêm, không ăn cánh với triều đình bấy giờ đang vọng ngoại tộc, do đó mới bị bãi chức. Một đồn mười, mười đồn trăm, tên tuổi Chiểu trong vùng bỗng thành danh giá. Chiểu không nói năng gì, nghiễm nhiên coi việc đánh cố đạo Tây là cử chỉ nghĩa khí nhất trong đời làm quan. Bấy giờ ở Kẻ Noi người ta đứng ra quyên góp tiền bạc để xây đường gạch, Chiểu nghĩ mình chưa làm được gì cho thôn xóm, bèn trích một số tiền lớn ra sửa đình và xây toàn bộ cổng làng. Bởi thế người ta nói đến Chiểu như nói đến bậc thánh nhân. Bấy giờ cánh văn thân và hào lý trong vùng đều trọng nể Chiểu. Chiểu ngồi buồn, thỉnh thoảng lại giở bộ thẻ ngà ra coi, thở dài mãi.
Bà Diêu thấy mình không có con trai, rủ Chiểu đi chùa Hương cầu tự. Chiểu nghe lời. Nhằm ngày mồng 1 tháng Hai, hai người dậy từ ga gáy, cơm nước xong, khăn áo ra đi. Qua Hà Ðông, bà Diêu mua năm chục oản, vàng, hương, sớ cầu tự, rồi ra thuê xe ngựa đi. Hôm ấy trời mưa phùn, gió rét lắm. Chủ xe ngựa trạc năm mươi tuổi, trán thấp, tướng mạo bần tiện, mặc cả với bà Diêu hệt như một mụ hàng tôm. Qua Vân Ðình, thấy nhiều người cũng đi chùa Hương, các bà già mắc áo tứ thân, khoác áo tơi, đi thành đoàn, có đoàn đến ba chục vị. Lại có mấy công tử đội khăn xếp, mặc quần ống sớ cũng đi thành nhóm. Lên bờ đê, mưa phùn lất phất, gió thổi mạnh, đoàn người cứ chúi về phía trước hệt như những toán linh hồn lang thang trong tích chèo cổ. Qua một quán rượu ven đường, Chiểu bảo dừng xe lại.