, ông hỏi han tử tế không xong thì cho cả họ nhà mày khốn nạn". Ông Mùa ra sức ép con, họ hàng xúm vào dỗ dành. Cuối cùng cô Chiêm phải chịu. Ðám cưới tổ chức linh đình, cô Chiêm đi về nhà chồng như người mất hồn. Vài năm sau cô Chiêm đẻ ra hai đứa con trai, đứa đầu đặt tên là Phạm Ngọc Phúc, đứa sau đặt tên là Phạm Ngọc Tâm.
Một thời gian dài, Phong ở Kẻ Noi, công việc ngoài phố giao cho Thiều Hoa và Ðiềm quản lý. Một hôm Thiều Hoa bảo Phong: "Có tay nhà thơ bán tập bản thảo hay hay, tôi định ghi tên cu/a ông rồi cho xuất bản". Phong trừng mắt bảo: "Nhảm nhí! Rõ chuyện đàn bà. Danh hiệu nhà thơ là thứ danh hiệu nỡm người bạc phúc. Thơ chỉ là thứ du dương bất lực. Khi nào nó cui hơn hớn thì chẳng ra gì". Thiều Hoa hỏi: "Thế tôi bảo nó chữa lại rồi ghi tên tôi được không?". Phong bảo: "Ðàn bà không có thơ đâu. Thơ là những tâm sự lớn. Ðàn bà thì tâm sự gì. Thơ phải cao cả. Mỗi tháng các bà hành kinh một lần thì cao cả gì". Thiều Hoa đỏ mặt. Chuyện này bỏ qua, không nói nữa.
Một hôm, trên tờ báo mà Phong hùn vốn có bức tranh vẽ một ông bị vợ cắm cái sừng hươu lên đầu, khách đi vào treo mũ lên đấy, khuôn mặt người này trông rất giống Phong. Phong xem báo, dò hỏi xem ai vẽ tranh. Nhân viên trong báo chối quanh, nói là không biết. Phong bựa mình, dọa đuổi cổ viên tri sự. Người này thú thật có kẻ đến đưa tranh cho in, hứa thưởng cho tiền. Phong hỏi: "Chuyện tôi mọc sừng có à?". Người này bảo: "Nghe phong phanh khi ông ở quê, cậu Ðiềm với bà Thiều Hoa thân mật lắm". Phong cười nhạt bảo: "Cám ơn ông. Ông về làm việc đi. Lần sau nhớ phải vì lợi ích của chủ. Không nhớ điều ấy thì đừng làm báo". Người này băn khoăn: "Tôi tưởng báo chí chỉ phụng sự tự do, bình đẳng, bác ái". Phong bảo: "Ông hay đùa nhỉ. Mời ông đi ra, tôi mà cáu lên thì ông ăn cứt".
Phong về nhà, vô cớ đập tan cái gương treo tường. Thiều Hoa hỏi: "Ông chán cái mặt ông à?". Phong không trả lời. Thiều Hoa bảo: "Ông mệt rồi, nên nghỉ đi". Phong bảo: "Mai tôi về quê".
Hôm sau trời mưa to, bong bóng nước nổi lềnh bềnh trước hiên nha. Phong ngồi gập chiếc thuyền giấy thả theo dòng nước. Bỗng đứng dậy, đòi đi về quê ngay giữa lúc mưa. Thiều Hoa và Ðiềm ngăn lại không được.
Phong lấy ô che đầu đi bộ ra đường. Một lúc ô ướt, nước thấm vào người. Phong tức mình vất cả ô đi. Càng ngày mưa càng to, Phong cứ đầu trần đi giữa lòng đường. Một chiếc xích lô đi ngang qua kêu "Úp, ếp!".
Phong quay lại, không gọi cổng mà lấy chìa khóa riêng mở cửa vào nhà. Thiều Hoa và Ðiềm đang nằm hú hí với nhau, thấy Phong về, mặt cắt không còn hạt máu.
Phong bắt Thiều Hoa ngồi rồi cũng ngồi vào ghế. Ðiềm run như rẽ, đứng ở trước mặt. Phong hỏi: "Hai người ngủ với nhau mấy lần rồi?:. Thiều Hoa bảo: "Thưa, sáu lần". Ðiềm bảo: "Một lần ở vườn hoa Bôn-bo là bảy". Thiều Hoa bảo: "Lần ấy vội vàng thì tính làm gì". Phong bảo: "Bảy lần hay bảy bảy lần? Thằng Ðiềm, tao nuôi dạy mày mà mày trả hiếu thế à? Mày quỳ xuống, liếm chân vợ tao với tao không thì mày chết".
Ðiềm quỳ xuống đất, Thiều Hoa rụt chân vào, liếc mắt thấy Phong trừng mắt lại đưa chân ra. Ðiềm đưa tay đỡ chân Thiều Hoa đưa lên ngang miệng rồi bò sang phía chân Phong. Phong đạp chiếc giầy bết bùn vào giữa mặt Ðiềm rồi bảo: "Cút đi".
Phong bảo Thiều Hoa: "Thằng hèn như thế mà đi hiến thân cho nó". Nói xong lên gác, nằm lăn ra, úp mặt vào gối mà khóc. Chiều hôm ấy sốt li bì. Thiều Hoa một lòng săn sóc Phong, ngày đêm tận tụy bên cạnh không lúc nào rời. Ðược nữa tháng thì Phong khỏe lại, trở nên ít nói, tính tình thay đổi, cư xử với mọi người hết sức lạnh lùng.
Sau đợt ốm, Phong thường ngồi nhà tư lự. Một hôm bà Vân bán hàng khô ở chợ Ðồng Xuân đến thăm, biếu Phong hai cân mứt sen với mấy lạng chè. Phong hỏi: "Chợ búa dạo này thế nào?". Bà Vân bảo: "Thời khó khăn, chúng em làm ăn cơ cực lắm". Phong bảo: " , tiền bạc không biết thương người có tâm". Bà Vân bảo: "Em muốn giật nóng ông bà món tiền, định liều buôn chuyến cành kiến, có người đặt hàng, nhưng em không có đủ tiền". Phong hỏi: "Bà vay bao nhiêu? Bao giờ trả?". Bà Vân bảo: "Vay một tháng, lãi mười phân". Phong bảo: "Dạo này tôi cũng cạn tiền. Thôi được". Rồi thở dài: "Tôi không thích phụ nữ lăn lộn kiếm sống. Phụ nữ phải lành lặn, sạch sẽ". Bà Vân bảo: "Ôi giời, em cũng biết thế, nhưng không lăn lộn thì lấy gì mà ăn. Ông mà cầm quyền thì bọn chúng em được nhờ". Phong bảo: "Chính trị rặt trò mờ ám, bỉ ổi". Bà Vân bảo: "Có bà Tôn Nữ Phương ở Huế ra chơi đang ở nhà em, bà Phương giỏi tướng số, bói toán, để em đưa đến xem hầu ông bà".