ợ phân bua vô ý đả thương nên con chết, người chồng bác lại, muốn ghép vợ phải đi tù để ly dị, chia của cải. Người vợ bây giờ tìm đến luật sư giúp đ~.
Phong nghe chuyện, thấy ông luật sư trích dẫn sách vở, đại để như điều 216, 217 thì ngán ngẩm, đứng dậy về. Ông luật sư hỏi: "Sao ông lại về!". Phong bảo: "Tôi có cái nhà ở quê, mấy đứa khốn nạn định chiếm, muốn nhờ ông can thiệp". Ông luật sư bảo: "Ðược thôi, theo điều 318 . . .". Phong bảo: "Cám ơn ông. Chuyện này không có điều luật nào đâu. Tôi xử lấy thôi".
Chiều hôm ấy, Phong cho gọi một tên anh chị khét tiếng tên là Tước sẹo đến bảo: "Việc thế này . . . thế này . . . Bao nhiêu tiền?". Tước sẹo bảo: "Chúng tôi làm việc nghĩa, không mặc cả như bọn tầm thường". Phong bảo: "Tôi hiểu rồi. Ông cứ cầm tạm ít tiền cho tôi yên lòng. Không sao đâu. Tiền bạc là một việc, nghĩa cử là một việc, tôi nhầm lẫn thế nào được". Tước sẹo hài lòng ra về.
Ít bữa sau, lão Trương và cô Lan đang chuẩn bị dọn hàng ở chợ thì có một b.n người không biết ở đâu kéo đến gây sự. Lúc ấy đã chạng vạng tối. Bọn người kia xông vào đánh hai người, cô Lan chết ngay, còn lão Trương đưa về nhà ba hôm sau cũng chết. Khi nhà chức trách đến xem thì bọn người kia đã biến mất tăm.
Cuối năm ấy, Phong sức yếu nhiều, bèn lần lượt rút vốn buôn bán ở các nơi về.
Hai đứa con trai cô Chiêm cách nhau tám tuổi. Thằng Phúc lên mười, thằng Tâm lên hai. Phong có ý định cho Phúc đi học, bèn về nhà bàn với cô Chiêm.
Dịp ấy đầu hè, trời nóng như rang đến hơn chục ngày, bỗng mây vần vũ kéo đến, sấm chớp nhằng nhằng. Thằng Phúc lần đầu được đi xa nhà thích lắm, cứ sốt ruột hỏi: "Ðợi đến hết mưa thì đến bao giờ?". Cô Chiêm không muốn cho con đi học, nhưng sợ Phong, không dám nói. Thằng Phúc hỏi: "Thế tôi đi học ở luôn ngoài Hà Nội à?". Phong bảo: " , tao gửi mày cho ông bạn tao là giáo sư văn chương nuôi dạy". Thằng Phúc đứng lên, đi khắp các phòng một lượt, lên cả nhà thờ, xuống bếp như muốn ghi nhớ tất cả những gì dính líu đến kỷ niệm ấu thơ của nó. Sau đó, nó ngồi ở cửa, mắt nhìn lên trời, ngóng mưa.
Từ phía đằng đông, mây đen kéo đến ùn ùn. Không có tí ti gió nào. Một vài hạt mưa rất to lộp độp rơi xuống mái ngói. Cô Chiêm đang xếp quần áo cho Phúc vào cái hòm gỗ trong nhà. Phong ngồi ở trên sập gụ quạt cho thằng Tâm ngủ. Thằng Phúc reo lên "Mưa đá". Reo xong nó chạy ra ngoài sân. Bỗng lòe một cái, rồi một tiếng sét long trời lở đất vang lên. Khói ở ngoài sân bốc lên một đụn đen ngòm khét lẹt. Cô Chiêm và Phong ngã lăn ra, mái ngói xô ầm ầm.
Lát sau, Phong tỉnh lại, tê dại cả người, thấy cô Chiêm đang gào khóc bên xác thằng Phúc giữa sân. Mưa như trút, nhưng mùi khét lẹt vẫn nồng nặc. Thằng Phúc nằm cong queo, người như bị rút hết nước, đầu nó trọc lốc, khô xém. Một mảng sân gạch Bát Tràng nát vụn.
Phong ốm liệt giường sau khi thằng Phúc bị sét đánh chết. Phong không ăn uống, người sốt rất cao. Ðang nằm, Phong mơ thấy mình lạc vào địa ngục. Một cái vạc to lửa cháy bùng bùng, những con quỷ dạ xoa mặt đen tóc dài đang chụm củi đun. Trong vạc, những người bị xích xiền rên la thảm thiết. Phong thấy một người bảo: "Ta là Phạm Ngọc Liên đây". Lại thấy một người bảo: "Ta là Phạm Ngọc Gia đây". Lại thấy một người bảo: "Ta là Phạm Ngọc Chiểu đây". Lại thấy mấy người đàn bà bảo: "Ta là Diêu đây, là Lan đây, là Thiều Hoa đây". Phong giật mình dậy, thấy những người trong giấc mơ rất giống những người mình vẫn thường gặp, tựa như ông Liên thì giống ông chủ sự dây thép, ông Gia giống ông luật sư, ông Chiểu giống ông bán báo, cô Lan giống cô bán gạo, Thiều Hoa giống cô bán đường.
Cô Chiêm bế thằng tâm ngồi cạnh giường Phong. Phong bảo: "Mình ơi, thằng Tâm là giọt máu cuối cùng của họ Phạm đấy. Chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không đen như ông cha nó ". Nói xong thì nấc mấy cái rồi đi. Bấy giờ là giờ Dậu, ngày 13 tháng Ba năm Canh Thìn (1940).
Bấy giờ ai đến Kẻ Noi, huyện Từ Liêm vẫn thấy ngôi từ đường của dòng họ Phạm. Nó cứ trơ trơ trước mọi biến động cuộc đời, thời gian có làm cho nó cũ kỹ, mục nát, hư hỏng đi vài bộ phận nhưng về cơ bản không thay đổi. Nghe nói về sau cô Chiêm ở vậy nuôi Tâm, hai mẹ con chỉ trồng rau, nuôi lợn, làm đậu phụ bán. Tâm lớn lên, tự học, đọc nhiều sách vở, nhưng không thi cử hoặc đi làm gì.
Bà Chiêm mất năm ngoái, tức là năm Bính Dần (1986), thọ chín mươi tuổi. Mộ bà Chiêm để ở cánh đồng Cổ Cò, mộ hướng về phía sông Hồng, nơi có một cây gạo cổ thụ đơn độc. Dưới gốc cây, có ba đống mối đứng chụm vào nhau hơi giống ba ông đầu rau. đấy, vào mùa nước, người ta đồn Hà Bá với cá