ông thể nuôi con cho chàng được. Chàng hãy thưa riêng với mẹ lo tìm một người vú nuôi, nói dối là con xin được chứ đừng nói là con do thiếp sinh ra.
Chàng nhận lời, về kể lại với mẹ, bà cười bảo:
- Con bé này kỳ thật! Hỏi cưới thì không chịu, mà lại ăn vụng với con mình.
Bà vui mừng làm theo nàng và chờ đm
Lại cách hơn một tháng, có đến mấy ngày cô gái không sang.
Mẹ lấy làm ngờ, đến cửa nhòm xem thì cửa đóng mà nhà vắng lặng.
Gõ cửa hồi lâu mới thấy cô gái đầu bù tóc rối, mặt mũi không rửa, từ trong buồng bước ra, mở cửa cho bà vào xong, đóng lại ngay.
Vừa vào trong nhà đã nghe tiếng trẻ khóc oe oe trên giường.
Bà kinh ngạc hỏi:
- Con sinh từ bao giờ vậy?
Nàng thưa:
- Ðã ba ngày.
Giở tã lót ra xem thì là đứa bé trai, má bụ bẫm trán rộng, bà vui mừng nói:
- Con đã vì già mà nuôi cháu; một mình lênh đênh, rồi sẽ nương tựa vào ai?
Cô gái nói:
- Ðiều con canh cánh trong lòng, chẳng dám phơi bày cùng mẹ.
Ðợi lúc đêm hôm vắng vẻ sẽ cho cháu về với bà.
Mẹ về nói chuyện với con trai, cũng thầm cho là lạ.
Ðến đêm, bế đứa trẻ về.
Lại mấy đêm sau, vào khoảng nửa đêm, cô gái bỗng gõ cửa, bước vào, tay xách chiếc túi da cười nói:
- Việc lớn của thiếp đã xong rồi. Từ nay xin vĩnh biệt!
Chàng vội hỏi duyên cớ, nàng nói:
- Công ơn nuôi mẹ thiếp vẫn khắc sâu trong dạ.
Trước đây từng nói 'Chỉ một lần thôi, không có lần thứ hai' không phải có đem việc chung đụng gối chăn ra để báo đáp.
Chỉ vì chàng nghèo không thể lấy được vợ nên gắng sinh cho chàng một đứa con để nối dõi.
Những mong chỉ một lần là thành, chẳng ngờ lại thấy có kinh nên phải 'phá giới' lần thứ hai.
Nay ơn chàng đã đền, chí thiếp đã toại, chẳng còn gì ân hận nữa .
Hỏi:
- Trong túi có vật gì đấy?
Ðáp:
- Ðầu kẻ thù!
Hé ra cho nhòm, thì râu tóc bắt vào nhau mà máu loang nhoà nhoẹt.
Chàng sợ muốn đứt hơi, lại hỏi kỹ thêm.
Nàng nói:
- Trước đây không dám nói với chàng, vì sợ nếu chuyện không giữ kín được sẽ lộ ra.
Nay việc đẫ xong, kể chàng nghe cũng chẳng hại gì.
Thiếp vốn người Chiết Giang, cha làm quan Tư Mã bị kẻ thù hãm hại, nhà cửa bị tịch biên.
Thiếp phải cõng mẹ già đi trốn, ấn giấu họ tên, chôn vùi tung tích đã ba năm rồi.
Sở dĩ không báo thù ngay chỉ vì mẹ đang còn sống .
Ðến khi mẹ mất, lại vướng 'khối thịt' đang mang trong bụng. Vì thế cứ nấn ná mà thành lâu.
Ðêm hôm nọ đi vắng, chẳng có duyên có gì khác, chỉ vì đường sá cổng ngõ chưa thông thuộc, sợ có sự nhầm lẫn mà thôi.
Nói xong, ra cửa, lại dặn rằng:
- Ðứa con thiếp sinh ra, hãy chăm sóc cẩn thận! Chàng phúc mỏng, chẳng sống lâu được, con rồi sẽ làm rạng rỡ cửa nhà.
Ðêm khuya đừng làm kinh động đến mẹ, thiếp đi đây!
Chàng đang rầu rĩ, toan hỏi đi đâu thì nàng đã vụt đi nhanh như chớp, chỉ nháy mắt đã không thấy đâu nữa.
Chàng than tiếc, đứng sững như kẻ mất hồn.
Sáng hôm sau kạ lại với mẹ, hai mẹ con cứ tấm tắc là chuyện lạ lùng.
Ba năm sau quả nhiên chàng mất.
Ðứa con mười tám tuổi đỗ Tiến sĩ, phụng dưỡng bà nôi cho đến hết tuổi già.
Truyện 28: Ðại Nam
Hạ Thành Liệt là một sĩ nhân ở Thành Ðô. Có một vợ và một thiếp.
Người thiếp họ Hà, tiểu tự là Chiêu Dung.
Người vợ chết sớm, bèn lấy vợ kế họ Thân, tính đố kỵ nhau, ngược đãi .
Người thiếp họ Hà sinh được một con trai đặt tên là Ðại Nam.
Hạ lâu nay không trở về, Thân gạt Hà ra, không thổi cơm chung, cứ ngày ngày đong phần thóc cấp cho.
Ðại Nam lớn dần, thóc ăn không đủ nữa.
Hà phải dệt vải để phụ vào phần ăn, không dám xin thêm.
Ðại Nam thấy ở trường học, trẻ con ngâm nga đọc sách, cũng muốn đi học.
Mẹ cho là hãy còn bé quá, nhưng cũng dắt đắn trường cho học thử, để con chán phải bỏ.
Ðại Nam sáng dạ, sức học gấp đôi các trẻ khác.
Thầy làm lạ, tình nguyện không đòi tiền học.
Hà bèn cho con theo học thầy, biếu lễ chút đỉnh.
Ðược hai, ba năm đã học thông kinh sách. Một hôm, đi học về nói với mẹ rằng:
- Trong trường có năm sáu đứa đeo lấy cha xin tiền mua quà bánh, sao con lại không có cha?
Mẹ nói:
- Chờ lúc nào con lớn lên, mẹ sẽ cho con biết.
Ðại Nam hỏi:
- Con nay đã bảy, tám tuổi, bao giờ mới là lớn?