Mẹ bảo:
- Con đến trường đi qua miếu đức quan Thánh thì nên vào lạy, ngài sẽ phù hộ cho chóng lớn.
Ðại Nam tin lắm, ngày hai buổi đi qua đều vào lạy.
Mẹ biết thế, hỏi:
- Con khấn điều gì?
Cười đáp:
- Chỉ xin sang năm ngài cho con lớn bằng đứa mười lăm, mười sáu tuổi.
Mẹ cười.
Song Ðại Nam sức học và hình vóc đều lớn như nhau, mới mười tuổi mà như mười ba mười bốn tuổi; những văn bài cậu làm, bài nào văn chương cũng trôi chảy.
Một hôm, nói với mẹ rằng:
- Trước kia mẹ nói, con lớn lên mẹ sẽ cho biết cha ở đâu, bây giờ đã đến lúc rồi đấy!
Mẹ bảo:
- Chưa đâu, chưa đâu!
Lại hơn một năm nữa, đã như người lớn hẳn hoi, càng gạn hỏi luôn luôn.
Mẹ bèn thuật lại ngành ngọn.
Ðại Nam nghe nói, thương cảm khôn xiết, muốn đi tìm cha.
Mẹ nói:
- Con hãy còn non trẻ quá, cha còn hay mất chưa biết, làm sao tìm được ngay?
Ðại Nam không nói gì mà bỏ đi, đến giữa trưa không về, bàn đến hỏi ở trường, thì thầy nói sau giờ cơm sớm chưa trở lại trường.
Mẹ cả kinh cho là Ðại Nam bỏ học, bỏ tiền ăn ra thuê người đi tìm kiếm khắp nơi mà không có tung tích gì.
Ðại Nam ra khỏi cửa, mù mờ chẳng biết nên đi đâu, cứ thẳng đường mà đi miết.
Gặp một người đang định đi Quỳ Châu, nói mình họ Tiển. Ðại Nam ăn xin và đi theo.
Tiển bực đi chậm quá, thuê cho một con lừa, tiền lưng cạn hết.
Ðến Quỳ, cùng nhau ngồi ăn, Tiển lén bỏ thuốc vào thức ăn, Ðại Nam mê man bất tỉnh.
Tiển chở đến một ngôi chùa lớn, giả thác là con mình, không may bị ốm giữa đường, hết tiền ăn, muốn đem bán cho nhà chùa.
Tăng đồ thấy mặt mũi khôi ngô khác thường, tranh nhau mua.
Họ Tiển lấy được vàng rồi ra đi.
Tăng chúng đổ thuốc cho Ðại Nam, dần dần tỉnh.
Sư cụ trụ trì biết tin đến xem, thấy tướng mạo rất lạ, gạn hỏi ngọn ngành, lại càng thương, bảo các tăng giúp tiền bạc rồi cho đi.
Có thư sinh họ Tưởng ở Lô Châu, đi thi trượt trở về, trên đường gặp hỏi biết duyên cớ, khen là hiếu, kết làm bạn đồng hành.
Ðến Lô Châu, cho ở trong nhà mình hơn một tháng, gặp ai cũng hỏi.
Có người mách rằng trong đám thương nhân đi Mân có người họ Hạ, bèn từ biệt họ Tường để đi Mân.
Tưởng giúp cho áo quần giày dép, xóm làng cũng góp nhau giúp tiền ăn.
Trên đường gặp hai khách buôn vải đi Phúc Thanh, mời cùng kết bạn đường.
Ðược vài ngày, khách dòm được tiền trong đãy của Ðại Nam, bàn đem đến chỗ vắng, trói tay trói chân, cướp hết mà đi.
Vừa có ông cụ họ Trần người Vĩnh Phúc đi qua đấy, cởi trói, dìu lên xe, chở về nhà mình.
Ông cụ là một nhà cự phú, thương nhân các trấn phần lớn đều từ cửa nhà cụ mà ra.
Cụ dặn các khách buôn Nam Bắc hỏi dùm tin tức của Hạ, và giữ Ðại Nam ở lại làm bạn đọc sách với các con mình. Ðại Nam bèn ở lại, không đi đây đi đó nữa, từ đó nhà càng xa, tin tức càng nghẽn.
Hà Chiêu Dung sống cô quạnh ba bốn năm, Thân thị xén bớt phần ăn, đè nén đũ điều, bắt phải tái giá.
Hà tự làm lấy mà ăn, chí không lung lay.
Thân ép bán cho một lái buôn Trùng Khánh.
Lái buôn bắt cóc đem đi.
Ðến đêm, Hà lấy dao cứa cổ.
Lái buôn không dám bức, chờ cho vết thương lành lặn, đem bán lại cho một khách buôn ở Diêm Ðình.
Ðến Diêm Ðình, Hà tự xẻ lồng ngực, lộ rõ phủ tạng.
Người khách buôn hốt quá, lấy thuốc ra buộc vết thương; khỏi rồi, chỉ muốn làm vãi.
Người khách buôn nói :
- Tôi có người bạn buôn, không có bộ phận của đàn ông, chỉ muốn tìm người may vá trong nhà, ở với người ấy cũng không khác gì làm bà vãi, mà lại cũng có thể bù lại chút vốn tôi bỏ ra.
Hà nghe theo.
Người khách buôn cho xe đưa đi.
Ðến cửa, chủ nhân chạy ra, thì là chàng Hạ.
Số là Hạ đã bỏ nghiệp nho mà đi buôn.
Người bạn buôn thấy không có vợ bèn đem Hà thị tặng cho. G
ặp nhau kinh ngạc, buồn thương, kể lại những nỗi khổ sở.
Hạ mới biết là mình đã có con, đi tìm cha chưa về.
Hạ bàn dặn các quán trọ, dò hỏi tin tức Ðại Nam, mà Chiêu Dung tự phận thiếp nay trở thành chính thất.
Nhưng trải qua nhiẳu bước gian truân, yếu đau lắm bệnh, không thể gánh vác được mọi việc, bèn khuyên chồng lấy vợ lẽ, Hạ trông gương tai hoạ lúc trước, không chịu nghe theo. Hà nói:
- Nếu thiếp là kẻ tranh giành ngôi thứ ở nơ