Liên sống ở một vùng quê nghèo cách rất xa ngoại ô thành phố Huế. Gia đình của Liên cuộc sống vô cùng chật vật. Cha mẹ cô bé suốt ngày phải nai lưng ra làm thêm. Tuy họ nhận rất nhiều công việc khác nhau, chính có, phụ cũng có nhưng vẫn không đủ nuôi no bụng hai đứa con gái. Em Liên năm nay đã lên lớp sáu, càng lên nhiều lớp thì lại càng tốn tiền học phí. Hết tiền nọ đến tiền kia, cha mẹ Liên hễ nhận được đồng lương nào phải tiêu ngay đồng ấy, hiếm khi nào trích ra được dăm bảy xu để dành. Liên rất thương cho hoàn cảnh của cha mẹ mình, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào được. Cô bé chỉ còn cách học thật giỏi để sớm vào được đại học, rồi tìm cách vừa học vừa đi làm thêm để có tiền trang trải cho gia đình.
Cũng còn may, từ nhỏ Liên đã tỏ ra chăm chỉ và vô cùng thông minh. Cô bé liên tục đạt được những thành tích cao về học tập, điều này đã an ủi cha mẹ Liên rất nhiều. Và năm nay, Liên chính thức đậu vào trường Đại Học Kinh Tế, cô bé sẽ ra Đà Nẵng học trọ.
Liên rất hồi hộp khi sắp được sống ở một môi trường hoàn toàn mới, không còn phải suốt ngày tay nắm chân đất, lao động vất vả nữa. Hôm nay cô bé sẽ lên đường đến nhà trọ mà cha mẹ đã tìm và đặt trước cho cô. Trên xe bus, Liên chọn một chỗ ngồi gần cửa sổ để có thể dễ dàng ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Bất ngờ, có một bà cụ đến xin ngồi ngay ghế bên cạnh.
“Cháu nhích vô cho bà ngồi với nhé” Bà cụ nói với cô bé bằng một vẻ rất hiền từ
“Dạ” Liên lễ phép thưa và làm động tác mời bà cụ ngồi xuống
Trên tay bà cụ cầm một cái giỏ gì đó rất lớn, miệng giỏ lại bịt kín nên Liên không thể thấy trong đó có gì. Bắt gặp cái nhìn tò mò của Liên, bà cụ cười và hỏi:
“Cháu nhìn cái gì đấy ?”
“Dạ, không có gì ạ” Liên vội nói rồi quay đầu đi
“không sao” Bà cụ cười “cháu đừng ngồi xa đi thế, lại gần đây nói chuyện với bà”
Bà cụ có vẻ ân cần và rất thân thiết, cách cư xử của bà khiến Liên có cảm giác vô cùng ấm áp và dễ chịu.
“Cháu đi đâu ?” Bà cụ hỏi
“Cháu ra thành phố học bà ạ”
“Ồ” Bà cụ lại hỏi “thế nhà cháu ở đâu”
“Nhà cháu ở Huế, xa lắm bà ạ”
“Thế à”
Bà cụ gật gù, vô tình làm rơi cái giỏ, múi thắt đầu giỏ hơi chệch ra lộ nguyên một mảng sợi đen óng. Liên lật đật nhặt cái giỏ cho bà cụ, cô bé không khỏi tò mò liếc mắt nhìn vào mảng sợi đen đó.
“Trong giỏ là gì thế ạ ?” Liên thận trọng hỏi khi trao trả cái giỏ cho bà cụ
“Tóc đấy cháu ạ” Bà cụ cười nói
“Ồ!” Liên kêu lên kinh ngạc, vẻ mặt cô tỏ ra hơi sợ
“Cháu đừng sợ” Bà cụ vội trấn an khi nhìn thấy vẻ mặt cô bé
“Dạ” Liên nói “nhưng số tóc đó để làm gì vậy ạ ?”
“Ồ, bà đem chúng đi bán đấy cháu”
“Bán ở đâu vậy hả bà ?”
“Bán cho mấy tiệm làm tóc, họ dùng để nối tóc cho những cô gái trẻ”
“Tóc này bà lấy ở đâu vậy ạ ?” Liên nhìn xuống, cái giỏ rất lớn. Lúc nãy cầm lên Liên cũng cảm thấy hơi nặng, nếu mà trong giỏ chỉ đựng toàn là tóc, vậy thì chắc hẳn số lượng tóc này phải nhiều ghê lắm.
“Bà ở trong chùa, đến mùa đi tu, người ta xuống tóc, bà thường nhặt lấy rồi đem bán đấy cháu”
Vậy là tóc của người tu hành. Trời đất, Liên chợt rùng mình. Vậy là mấy bộ tóc giả cũng có thể do tóc thật tết thành. Thế mà từ đó đến giờ Liên cứ nghĩ chúng được làm bằng ni-lông hay gì đó. Nhưng nói gì thì nói, chứ tóc mà cũng buôn bán được thì thật là… Nhưng mà nếu vậy thì cũng tốt. Mẹ Liên bị chứng rụng tóc, nếu có dịp thì Liên cũng muốn mua cho bà một bộ tóc giả.
Chừng hai tiếng sau, Liên thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, Liên bỗng nhớ đến mẹ của mình. Không hiểu vì sao nhưng tóc bà ngày càng rụng xuống nhiều hơn. Ban đầu bà chỉ thấy có vài sợi rơi xuống lúc đang chải đầu. Vì ít quá nên bà cũng không để ý, nhưng về sau, ngày nào bà cũng phải lấy hai ngón tay quấn hơn cả mớ tóc rụng rồi vứt đi. Liên thường vô tình nhìn thấy mấy cuộn tóc đó của bà, những lúc như thế, cô bé cảm thấy rất đau lòng. Mỗi buổi tối ngồi nói chuyện với mẹ mình, Liên thường ngắm mái tóc của bà, chúng giờ đây thưa thớt vô cùng, có thể nhìn rõ cả lớp da đầu trắng hếu bên trong. Liên vuốt tóc mẹ với nỗi buồn vô hạn, nếu có thể thì cô bé muốn đổi cho bà mái tóc dày óng ả của mình.
Trước khi xuống trạm, Liên cố hỏi bà cụ:
“Bà ơi, ngoài lấy tóc ở chùa, bà còn lấy ở đâu nữa không ạ”
Bà cụ cười hì hì rồi phất tay đi mất, chỉ lấp lửng vài câu:
“Ở đâu mà chẳng có hả cháu, tóc trong thiên hạ thiếu gì